Báo cáo đề xuất cấp (GPMT) giấy phép môi trường dự án tổ hợp xử lý chất thải rắn sinh hoạt và phế phẩm nông nghiệp bằng quy trình công nghệ ủ hiếu khí sinh học tốc độ cao với công suất từ 50 – 150 Tấn/ngày
Ngày đăng: 21-03-2025
22 lượt xem
CHƯƠNG 1: THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ................................ 1
1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư........................ 2
1.3.1. Công suất hoạt động của dự án đầu tư.................................................... 2
1.4.1. Nhu cầu sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu của dự án đầu tư................. 7
1.5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư................................................ 11
1.5.2. Vị trí của dự án trong mối tương quan với các đối tượng xung quanh............ 12
CHƯƠNG 2: SỰ PHÙ HỢP CỦA dự án đẦu tư VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG......... 17
2.2. Sự phù hợp của dự án đối với khả năng chịu tải của môi trường.................... 17
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA dự án....... 18
3.1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải.............. 18
3.2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải.......................................................... 23
3.2.1. Công trình, biện pháp xử lý khí thải lò đốt................................................... 23
3.2.2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải khác................................................ 27
3.3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường...................... 28
3.3.1. Chất thải rắn sinh hoạt...................................................................................... 28
3.3.2. Chất thải rắn công nghiệp thông thường........................................................ 28
3.4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại................................... 29
3.5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung...................................... 31
3.6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường...................................... 31
3.6.1. Sự cố lây lan dịch bệnh................................................................................... 31
3.6.2. Sự cố môi trường............................................................................................ 32
3.6.3. Sự cố cháy nổ..................................................................................................... 32
3.6.4. Tai nạn lao động............................................................................................... 33
3.6.5. Sự cố khác trong quá trình hoạt động của dự án............................................ 33
3.7. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.......... 34
CHƯƠNG 4: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.............. 37
4.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải......................................... 37
4.1.1. Nguồn phát sinh nước thải................................................................................. 37
4.1.2. Lưu lượng xả nước thải tối đa........................................................................... 37
4.1.3. Dòng nước thải................................................................................................ 37
4.1.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải....37
4.1.5. Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải.................. 38
4.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải.......................................................... 38
4.2.1. Nguồn phát sinh khí thải................................................................................. 38
4.2.2. Lưu lượng xả khí thải tối đa............................................................................. 38
4.2.3. Dòng khí thải..................................................................................................... 39
4.2.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải.... 39
4.2.5. Vị trí, phương thức xả khí thải........................................................................... 39
CHƯƠNG 5: CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ.......... 41
5.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải................................... 41
5.1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm.................................................... 41
5.1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải...41
5.2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật...43
5.2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ................................................. 43
5.2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải...................................... 43
5.2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án...... 44
5.3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm.................................. 45
CHƯƠNG 6: CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN.................................... 46
CHƯƠNG 1: THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Chủ dự án đầu tư: Công ty TNHH Công nghệ Môi Trường .....
Địa chỉ văn phòng: Nghĩa Hiệp 1, xã Ka đô, huyện Đơn dương, Lâm Đồng.
Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: ông Vũ Hoàng Long Chức vụ: Giám đốc - Điện thoại: ....
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số........, đăng ký lần đầu ngày 24/8/2015 và thay đổi lần thứ 02 ngày 16/08/2022 do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Lâm Đồng cấp.
Quyết định số ..../QĐ-UBND ngày 03/7/2015 của UBND tỉnh Lâm Đồng V/v chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Đầu tư xây dựng tổ hợp xử lý chất thải rắn sinh hoạt” tại xã Ka Đô, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.
Quyết định số ..../QĐ-UBND ngày 18/3/2016 của UBND tỉnh Lâm Đồng V/v điều chỉnh Quyết định số 1449/QĐ-UBND ngày 03/7/2015 của UBND tỉnh về chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Đầu tư xây dựng tổ hợp xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã Ka Đô, huyện Đơn Dương.
Tổ hợp xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Địa điểm dự án đầu tư: Nghĩa Hiệp 1, xã Ka Đô, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng
Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án:
+ Văn bản số .../UBND-XD2 ngày 16/01/2018 của UBND tỉnh Lâm Đồng V/v thỏa thuận quy hoạch tổng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng tổ hợp xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã Ka Đô, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng;
+ Quyết định số ..../QĐ-UBND ngày 05/4/2019 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc thu hồi, cho Công ty TNHH công nghệ môi trường .... thuê đất để thực hiện dự án tại xã Ka Đô, huyện Đơn Dương;
+ Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy ngày 133/TĐ- PCCC do Phòng cảnh sát PCCC&CNCH cấp ngày 3/6/2019;
+ Giấy phép xây dựng số 70/GPXD do Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng cấp ngày 11/6/2019.
Quyết định phê duyệt kế quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các giấy phép môi trường thành phần:
+ Quyết định số 814/QĐ-UBND ngày 12/04/2019 của UBND tỉnh Lâm Đồng “Phê duyệt báo cáo đánh giác tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng Tổ hợp xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thôn Nghĩa Hiệp 1, xã Ka Đô, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng”.
Quy mô của dự án đầu tư: Loại hình của dự án đầu tư là xử lý chất thải rắn thông thường có tổng vốn đầu tư 43,15 tỷ đồng. Theo quy định tại phụ lục I – Phân loại dự án đầu tư công, Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ, dự án thuộc nhóm C. Theo quy định tại phụ lục IV, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ, dự án thuộc nhóm II.
Tổ hợp xử lý chất thải rắn sinh hoạt của Công ty TNHH Công nghệ Môi trường .... được triển khai với nhiệm vụ chính là xử lý chất thải rắn sinh hoạt và phế phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện Đơn Dương.
Công suất hoạt động của tổ hợp xử lý chất thải rắn đã được cấp chủ trương đầu tư là 50 T/ngày – 150T/ngày.
Tới thời điểm hiện tại công ty đã tiếp nhận hơn 30.000 tấn rác đưa vào xử lý và hàng ngày tiếp tục tiếp nhận 40 - 80 tấn/ngày rác thải sinh hoạt do Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng và công trình công cộng huyện Đơn Dương thu gom và vận chuyển đến nhà máy.
Quy trình xử lý rác thải
Công nghệ áp dụng tại dự án sẽ dựa trên nguyên tắc tối ưu hóa, kết hợp giữa công nghệ đã được cấp Bằng sáng chế độc quyền số 5918 và công nghệ xử lý truyền thống nhằm xử lý triệt để các thành phần có trong rác thải. Dây chuyền xử lý được kết hợp bởi những hợp phần sau:
Quy trình xử lý rác của dự án được tóm tắt như sau:
Dự án sẽ tiếp nhận khối lượng chất thải rắn do Trung tâm quản lý & khai thác công trình công cộng huyện Đơn Dương thu gom và vận chuyển về nhà máy, qua hệ thống cân để xác định số lượng từ đó làm căn cứ tính toán chi phí xử lý cho dự án.
Sau đó, chất thải rắn sẽ được đổ vào khu tiếp nhận (được bố trí trong nhà xưởng chính), phun chế phẩm sinh học để diệt ruồi nhặng, khử mùi hôi trước khi phân loại. Công đoạn phân loại sơ bộ sẽ được thực hiện bằng máy xúc lật, những chất thải có kích thước lớn hoặc có hình dạng đặc biệt sẽ được phân loại sơ bộ trước khi đưa vào dây chuyền sản xuất chính.
Chất thải sau khi phân loại sơ bộ được máy xúc lật đổ vào máy xé bao và kéo rác xuống băng tải phân loại số 1 dưới máy kéo rác.
Băng tải số 1 là băng tải từ có chức năng phân loại các phế liệu như sắt, thép và chuyển chất thải lên băng tải nghiêng để chuyển lên sàng quay xé bao và tiếp tục phân loại.
Tất cả rác thải còn lại sẽ đổ vào băng tải nghiêng số 2 để chuyển lên sàng quay, sàng ra các loại rác có kích thước dưới 90mm, rác thải lớn hơn 90mm sẽ được chuyển qua băng tải số 3 để công nhân tuyển lựa thủ công các loại chai lọ thủy tinh, chai, nhôm, nhựa và chất thải nguy hại lẫn trong chất thải thông thường… Ngoài ra, trên băng tải số 3 sẽ được bố trí máy phân loại nylon tự động chuyển ra ngoài.
Dưới sàng quay có băng tải số 4 chuyển các loại rác dưới 90mm đổ sang băng tải số 5.
Rác từ băng tải số 5 sẽ được chuyển sang các ngăn ủ hiếu khí, cứ một lớp rác trên
90mmm sẽ được trải 1 lớp chế phẩm sinh học sau đó tiếp tục rải một lớp rác có kích thước dưới 90mmm và 1 lớp chế phẩm sinh học cho đến hết số lượng rác phát sinh trong ngày. Thời gian ủ chất thải sẽ kéo dài 21 ngày trong điều kiện được cung cấp đầy đủ khí O2 và không gia nhiệt. Lượng khí CO2 phát sinh sẽ được thu gom và dẫn về hồ chứa nước vôi trong để tạo thành bột nhẹ (CaCO3).
Rác thải sau quá trình tuyển lựa, ủ phân không có khả năng, xử lý, phân hủy sẽ được đốt bằng lò phản xạ đa chiều. Đây là loại chất thải sau khi tách hữu cơ, kim loại, phế liệu có thành phần phức tạp như vụn gỗ, nylon, vải, nhựa có kích thước nhỏ,…
Lò đốt phản xạ đa chiều là lò có buồng đốt sơ cấp hình trụ và buồng đốt thứ cấp hình cầu. Tro bụi từ buồng đốt sơ cấp bay lên buồng đốt thứ cấp hình cầu sẽ cuộn lại sau đó đốt tiếp nhiều lần để chuyển đổi thành các khí cơ bản và tro (tỷ lệ tro rất thấp).
Hình 1.1: Quy trình xử lý chất thải rắn
Quy trình sản xuất phân vi sinh hữu cơ
Rác thải sau khi được ủ sinh học sơ bộ trong nhà ủ sẽ được chuyển lên sàng quay có mắt lưới từ 10 - 15mm, trộn bổ sung các tập đoàn vi sinh bằng chế phẩm sinh học làm nguyên liệu ủ lên men sinh học sản xuất trong hệ thống bioreactor tự động điều khiển: nạp liệu, đảo trộn tuần hoàn không khí, điều chỉnh nhiệt độ từ 60 – 75°C, độ ẩm trong suốt quá trình sản xuất theo đúng quy trình công nghệ lên men hiếu khí tốc độ cao, chu kỳ sản xuất phân vi sinh hữu cơ trong 14 ngày. Sau khi thời gian ủ, phân vi sinh hữu cơ sẽ được đóng bao và chuyển về kho thành phẩm chờ xuất bán.
Hình 1.2: Quy trình sản xuất phân vi sinh hữu cơ
Quy trình đốt rác
Rác thải không thể xử lý sau quá trình tuyển lựa, ủ phân sẽ được tập kết tại xưởng đốt rác. Tại đây, rác thải sẽ được gầu ngoạm chuyển lên hệ thống hai băng tải. Kế đến, rác thải sẽ theo hệ thống hai băng tải chuyển đến cửa lò để nạp rác vào lò đốt rác được vận hành liên tục 24 h/ngày.
Quá trình đốt sẽ trải qua hai giai đoạn chính tại buồng đốt sơ cấp (hình trụ) và buồng đốt thứ cấp (hình cầu):
Tại buồng đốt sơ cấp, rác thải sẽ được nạp và nhiệt phân liên tục với nhiệt độ từ 450 - 800°C. Nhờ cấu tạo đặc biệt của lò đốt, buồng đốt sơ cấp được mồi lửa từ các vật liệu dễ cháy, thông dụng như que diêm, giấy vụn,… Sau quá trình nhiệt phân, rác thải trong buồng sơ cấp được đốt cháy thành dạng tro.
Đối với các thành phần chưa cháy hết ở dạng khói bụi và khí độc hại sẽ bay lên buồng đốt thứ cấp ở trên. Các chất ô nhiễm sẽ cuộn lại và đốt tiếp nhiều lần để chuyển đổi thành các khí cơ bản và bụi nhờ nhiệt độ của buồng đốt >1.050°C. Khí thải sau quá trình cháy sẽ tiếp tục được dẫn về hệ thống xử lý khí thải để xử lý trước khi thải ra môi trường.
Hình 1.3: Quy trình đốt rác bằng lò phản xạ đa chiều
Ngoài nhiệm vụ, mục tiêu chính là chuyển hóa chất thải rắn sinh hoạt và phế phẩm phát sinh từ hoạt động nông nghiệp tại địa phương thành mùn hữu cơ trong điều kiện tối ưu bằng quy trình công nghệ ủ hiếu khí sinh học tốc độ cao với công suất từ 50 – 150 Tấn/ngày. Trong quá trình hoạt động, dự án sẽ tiến hành phân loại chất thải rắn để sản xuất một số sản phẩm phụ như sau:
Nguyên liệu chính, nguồn chất thải rắn đầu vào
Theo Quyết định số 1449/QĐ-UBND ngày 03 tháng 7 năm 2015 của UBND tỉnh Lâm Đồng, Công ty TNHH Công nghệ Môi trường ....... có nhiệm vụ tiếp nhận, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và nông nghiệp phát sinh trên địa bàn huyện Đơn Dương với công suất 50 – 150T/ngày.
Ngày 13/09/2021 UBND tỉnh Lâm đồng đã có quyết định phê duyệt đơn giá chính thức là 372.000 đồng/tấn, thời điểm áp dụng đơn giá này là từ 15/09/2021. Tới thời điểm hiện tại công ty đã tiếp nhận hơn 30.000 tấn rác đưa vào xử lý và hàng ngày tiếp tục tiếp nhận 40 - 80 tấn rác thải sinh hoạt do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và công trình công cộng huyện Đơn Dương thu gom và vận chuyển đến nhà máy.
Nhu cầu sử dụng hóa chất
Để phục vụ hoạt động xử lý chất thải rắn và sản xuất các sản phẩm phụ thì dự án cần sử dụng một số hóa chất với khối lượng đã được tính toán và trình bày tại bảng 1.1. Phần lớn các loại nguyên vật liệu sẽ được cung cấp bởi các doanh nghiệp uy tín tại địa phương và vùng lân cận. Chế phẩm vi sinh do dự án tự cung, tự cấp.
Bảng 1.1: Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu của dự án
TT |
Tên hóa chất |
Định mức sử dụng |
Khối lượng sử dụng cho công suất tối đa theo ĐTM |
Khối lượng sử dụng thực tế, hiện tại |
ĐVT |
Xuất xứ |
Mục đích sử dụng |
1 |
Chế phẩm vi sinh |
5 kg/ tấn CTR(*) |
273,75 |
2 |
Tấn/năm |
VN |
Xử lý rác, khử mùi |
2 |
Dầu nhớt |
0,018 lít/ tấn CTR |
985,5 |
30.000 |
Lít/năm |
VN |
Bảo trì máy móc |
TT |
Tên hóa chất |
Định mức sử dụng |
Khối lượng sử dụng cho công suất tối đa theo ĐTM |
Khối lượng sử dụng thực tế, hiện tại |
ĐVT |
Xuất xứ |
Mục đích sử dụng |
3 |
Bao nilon lót trong (loại 50kg) |
1 bao/ 50kg SP |
38,65 |
1 |
Tấn/năm |
VN |
Đóng gói sản phẩm |
4 |
Bao nhựa(loại 50kg) |
1 bao/50kg SP |
34,27 |
2 |
Tấn/năm |
VN |
|
5 |
Vôi |
- |
- |
200 |
Kg/tháng |
VN |
Hệ thống xử lý khí thải |
6 |
Than hoạt tính |
- |
- |
200 |
Kg/ lần thay (3 tháng) |
VN |
(Nguồn: Công ty TNHH Công nghệ Môi Trường...)
Trong giai đoạn hoạt động, điện chủ yếu được sử dụng cho mục đích chiếu sáng, hoạt động của máy móc thiết bị và sinh hoạt của công nhân tại dự án. Nhu cầu sử dụng điện của dự án được tính toán và trình bày trong bảng 1.2.
Bảng 1.2: Nhu cầu sử dụng điện của dự án trong giai đoạn hoạt động
TT |
Loại đất |
Diện tích (ha) |
Tiêu chuẩn (kW/ha.ngày) |
Công suất (kW) |
Thời gian (h/năm) |
Điện năng tiêu thụ (kWh/năm) |
1 |
Công trình có mái che phục vụ hoạt động sản xuất |
2,1775 |
350 |
762,125 |
3.000 |
762,125 |
TT |
Loại đất |
Diện tích (ha) |
Tiêu chuẩn (kW/ha.ngày) |
Công suất (kW) |
Thời gian (h/năm) |
Điện năng tiêu thụ (kWh/năm) |
2 |
Đất sân bãi, giao thông |
2,3713 |
10 |
23,713 |
3.000 |
23,713 |
3 |
Đất cây xanh cảnh quan |
5,4511 |
15 |
81,7665 |
3.000 |
81,7665 |
Tổng cộng |
2.357.595,77 |
|||||
Hệ số đồng thời |
0,8 |
|||||
Hệ số công suất cos |
0,9 |
|||||
Tổng điện năng có tính thêm hao tổn và dự phòng (20%) |
2.095.640,684 |
(Nguồn: Thuyết minh thiết kế cơ sở dự án “Đầu tư xây dựng tổ hợp xử lý chất thải rắn sinh hoạt)
Hiện tại với công suất trung bình 45 tấn/ngày, lượng điện sử dụng thực tế hiện tại: khoảng 35.000 kW/tháng (Đính kèm hóa đơn tiền điện các tháng gần nhất tại phụ lục báo cáo).
Nước sử dụng cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt
Trong giai đoạn hoạt động, nước sử dụng cho hoạt động sản xuất, sinh hoạt của sẽ được sử dụng từ giếng khoan có sẵn. Riêng đối với nước sử dụng cho hoạt động làm mát khí thải sẽ được tận dụng từ nước dự trữ trong hồ sinh thái, nước sau khi xử lý bằng hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Nhu cầu sử dụng nước được tính toán và chi tiết trong bảng 1.3.
Bảng 1.3: Nhu cầu sử dụng nước của dự án trong giai đoạn hoạt động
TT |
Mục đích/đối tượng sử dụng |
Quy mô |
Chỉ tiêu cấp nước |
Lưu lượng (m3/ngđ) |
||
Số lượng |
ĐVT |
Số lượng |
ĐVT |
|||
1 |
Sinh hoạt |
40 |
- |
- |
- |
2,6 |
TT |
Mục đích/đối tượng sử dụng |
Quy mô |
Chỉ tiêu cấp nước |
Lưu lượng (m3/ngđ) |
||
Số lượng |
ĐVT |
Số lượng |
ĐVT |
|||
1.1 |
Nhân viênlưu trú |
25 |
người |
80(1) |
lít.người/ngđ |
2,00 |
1.2 |
Nhân viên không lưu trú |
15 |
người |
40(2) |
lít.người/ngđ |
0,60 |
2 |
Sản xuất(Vệ sinh máy móc thiết bị, rửa xe,…. |
2,1061 |
ha |
20(3) |
m3/ha.ngđ |
42,12 |
3 |
Tưới cây, rửa đường |
|
|
|
|
17,56 |
3.1 |
Nước tưới cây |
5.000(4) |
m2 |
3(5) |
lít/m2.ngđ |
15 |
3.2 |
Nước rửa đường |
17.127,6 |
m2 |
0,5(6) |
lít/m2.ngđ |
8,56 |
4 |
Nước làm mát của hệ thống xử lý khí thải |
02 |
Bể |
150(7) |
m3/bể.ngày |
300 |
Tổng cộng |
362,28 |
(Nguồn: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường)
-Ghi chú:
Bảng ở trên là tính toán lý thuyết theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho công suất hoạt động tối đa tại dự án. Hoạt động hiện tại của dự án, nhu cầu sử dụng nước như sau:
Nước sử dụng cho hoạt động PCCC được tính theo TCVN 2622:1995 với lưu lượng dự trữ đảm bảo 20 l/s và tính cho hai đám cháy đồng thời trong 60 phút (3.600s). Vậy lưu lượng nước dự trữ cho mục đích chữa cháy là: Q1 = 20 l/s × 2 × 3600 s= 144000 lít ~ 144m3
Hệ thống chữa cháy tự động
Nước dự trữ cho hoạt động của hệ thống chữa cháy tự động được tính theo TCVN 7336:2003, cường độ phun nước 0,08 l/m2.s, thời gian chữa cháy là 60 phút và tính đồng thời cho 2 đám cháy với diện tích mỗi đám cháy là 240m2. Vậy lưu lượng chữa cháy sử dụng cho hệ thống Sprinkler là: Q2 = 240m2 × 2× 0,08l/m2.s × 3600s = 138.240 l ~ 138,24 m3
Tổng lượng nước dự trữ cho hoạt động phòng cháy chữa cháy là: QT = Q1 + Q2 = 144m3 + 138,24 m3 = 282,24 m3
Dự án “Đầu tư xây dựng tổ hợp xử lý chất thải rắn sinh hoạt” được xây dựng và triển khai hoạt động tại thôn Nghĩa Hiệp 1, xã Ka Đô, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng. Tứ cận tiếp giáp của dự án như sau:
Phía Bắc giáp: rừng bạch đàn;
Phía Nam giáp: đất canh tác nông nghiệp;
Phía Đông giáp: đất canh tác nông nghiệp;
Phía Tây giáp: đường giao thông hiện hữu.
Tổng diện tích của dự án theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt là 99.999m2. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai dự án, do khó khăn trong quá trình thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng Công ty chỉ thực hiện thuê đất diện tích 77.439m2. Công ty TNHH Công nghệ Môi trường .... đã được UBND tỉnh Lâm Đồng thu hồi, và cho thuê đất để thực hiện dự án tại xã Ka Đô, huyện Đơn Dương theo Quyết định số 737/QĐ-UBND ngày 05/4/2019. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số .... do Sở Tài nguyên và môi trường cấp ngày 23/5/2019.
Các đối tượng tự nhiên
Dự án được triển khai xây dựng tại thôn Nghĩa Hiệp 1, xã Ka Đô, huyện Đơn Dương trên một phần diện tích đất của dự án là bãi rác hiện hữu nên hạ tầng giao thông của khu vực đã được đầu tư tương đối hoàn chỉnh. Đoạn đường từ Đường 412b đến Nghĩa trang xã Ka Đô dài khoảng 2,1 km đã được đổ bê tông rộng 3m với khả năng chịu tải trọng 15T. Riêng đoạn đường chạy dọc từ Nghĩa trang xã Ka Đô vào đến khu đất triển khai dự án dài khoảng 550m là đường đất nhưng cũng đã được phát quang, san ủi rộng 3m. Vì vậy, nhìn chung, hạ tầng giao thông của khu vực tương đối thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên vật liệu trong quá trình thi công xây dựng cũng như trong giai đoạn hoạt động của dự án.
Trong vòng bán kính 2km xung quanh khu vực dự án không có các ao hồ tự nhiên lớn, chỉ có các hồ nhân tạo có quy mô vừa và nhỏ được trữ nước với mục đích phục vụ hoạt động tưới tiêu canh tác nông nghiệp của người dân địa phương. Cách dự án khoảng 500m về phía Tây Nam là suối Chó (suối Ko) – một chi lưu của sông Đa Nhim. Lưu lượng nước của suối phụ thuộc lớn vào lưu lượng mưa và chủ yếu được sử dụng cho mục đích tưới tiêu nông nghiệp.
Dự án không nằm gần khu dự trữ sinh quyển hay vườn quốc gia. Tuy nhiên, Dự án được triển khai gần khu vực có diện tích đất rừng trồng được giao khoán và rừng thông tự nhiên trên địa bàn tương đối lớn.
Các đối tượng kinh tế - xã hội
Xung quanh khu vực dự án có mật độ dân số tương đối thấp, chủ yếu là các hộ dân (người kinh) sinh sống từ lâu với lĩnh vực sản xuất chính là nhận giao khoán rừng và canh tác các cây nông nghiệp ngắn ngày như rau bó xôi, cần tây, hành paro, xà lách,...
Trong vòng bán kính 1km xung quanh khu vực triển khai dự án không có các cơ sở sản xuất, kinh doanh, di tích lịch sử và các công trình tôn giáo, công cộng như trường học, bệnh viện, công viên. Cách dự án khoảng 15m về phía Tây Bắc và 300m về phía Nam lần lượt là Nghĩa trang xã Ka Đô và Nghĩa trang liên xã Ka Đô, Quảng Lập, P’ró.
Hình 1.5: Vị trí của dự án trong mối tương quan với các đối tượng kinh tế xã hội xung quanh
Ghi chú: Khuôn viên thửa đất triển khai dự án
Dự án đã được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt Quyết định về việc điều chỉnh Quyết định số 1449/QĐ-UBND ngày 03/07/2015 của UBND tỉnh Lâm Đồng về chấp thuận chủ trương đầu tư và Quyết định về việc điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư số 602/QĐ-UBND ngày 18/03/2016, hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số .... do Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng cấp lần đầu ngày 24/08/2015, đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 22/07/2020.
Công ty là chủ đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt huyện Đơn Dương giai đoạn 1 tại thôn Nghĩa Hiệp 1, xã Ka Đô, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng (sau đây viết tắt là Nhà máy) và được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án tại Quyết định số 814/QĐ-UBND ngày 12/04/2019, Công ty đã được Sở Tài nguyên và Môi trường cho thuê đất theo Hợp đồng số 67/HĐ- TĐ ngày 09/05/2019 và được Sở xây dựng cấp giấy phép xây dựng số 70/GPXD ngày 11/06/2019.
Sau khi nhận được giấy phép xây dựng, Công ty đã tiến hành lắp đặt trạm điện, xây nhà ủ sinh học, xưởng phân loại rác và hoàn thành đầu tháng 9/20219. Đầu năm 2020, Công ty tiến hành làm đường bê tông và lắp đặt máy móc thiết bị phân loại, thiết bị lò đốt. Công ty dự kiến lắp đặt thiết bị hoàn thành trong tháng 6/2020, tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch Covid 19 nên tạm ngưng các hoạt động đến tháng 6/2020. Tháng 7/2020, Công ty tiến hành xây dựng các công trình bao gồm trạm cân, nhà trạm cân, nhà bảo vệ. Đến cuối năm 2020, Công ty đã hoàn thành các hạng mục công trình như bể xử lý nước, hệ thống thu gom nước rỉ rác, thiết bị phân loại, sản xuất mùn hữu cơ và khu nhà văn phòng. Từ cuối tháng 9/2020, Nhà máy bắt đầu tiếp nhận rác thải và đưa vào nhà ủ rác. Việc Công ty đưa Nhà máy vào hoạt động đã được UBND huyện Đơn Dương chấp thuận theo Văn bản số 1417/UBND ngày 14/09/2020 về việc chấp thuận kế hoạch hoạt động của Công ty TNHH Công nghệ Môi trường .... đối với nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tại xã Ka Đô, huyện Đơn Dương.
Công ty đã ký hợp đồng xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Đơn Dương với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và công trình công cộng huyện Đơn Dương (theo chỉ đạo của UBND huyện Đơn Dương tại Văn bản số 1935/UBND ngày 30/11/2020) tại Hợp đồng số 06b/HBB-BQLDA, theo đó từ ngày 30/11/2020 đến 31/12/2020, rác thải được Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và công trình công cộng huyện thu gom và vận chuyển đến Nhà máy để Công ty tiếp nhận là 3.914,91 tấn rác thải (với đơn giá tạm tính là 300.000đồng/tấnrác).
Đầu năm 2021, Công ty hoàn thiện hệ thống xử lý mùi trong nhà xưởng, nhà và các thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại đồng thời hoàn thiện hệ thống thu gom thoát nước mưa và các công trình bảo vệ môi trường khác.
Ngày 13/09/2021 UBND tỉnh Lâm đồng đã có quyết định phê duyệt đơn giá chính thức là 372.000 đồng/tấn, thời điểm áp dụng đơn giá này là từ 15/09/2021. Tới thời điểm hiện tại công ty đã tiếp nhận hơn 30.000 tấn rác đưa vào xử lý và hàng ngày tiếp tục tiếp nhận 40 -80 tấn rác thải sinh hoạt do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và công trình công cộng huyện Đơn Dương thu gom và vận chuyển đến nhà máy.
Các hạng mục công trình xây dựng theo Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và thực tế đã xây dựng:
Bảng 1.4: Các hạng mục công trình mà công ty đã triển khai theo thực tế
TT |
Hạng mục công trình theo báo cáo ĐTM |
Hạng mục công trình đã xây dựng theo thực tế |
1 |
Nhà xưởng chính được phân cách thành 36 ngăn ủ (10,5m x 6m) |
Nhà xưởng chính với kích thước khoảng 67m x 67m (trong đó có 10 nhà ủ phân với tổng kích thước khoảng 25m x 67m) |
2 |
Trạm cân |
Trạm cân 60 tấn với diện tích xây dựng 40m2 |
3 |
Xưởng đốt rác có tổng diện tích sàn 2.376m2 có nền bằng bê tông |
Xưởng đốt rác với diện tích 500m2 (trong đó có 01 lò đốt phản xạ đa chiều với công suất khoảng 2,5T/h, kể cả khu xử lý khói) |
4 |
Kho phế liệu và thành phẩm với tổng diện tích sàn 1.600m2 |
Kết hợp trong nhà xưởng chính Sân bê tông chứa mùn bán thành phẩm trong quá trình xử lý 2.400 m2 |
5 |
Nhà văn phòng 01 tầng với diện tích sàn 327,26m2 |
Nhà văn phòng và nhà ăn với kích thước khoảng 20,4m x 9,4m |
6 |
Nhà bảo vệ (02 nhà) có diện tích sàn là 26,04m2/nhà |
Nhà bảo vệ (02 nhà) có diện tích xây dựng 40m2/nhà, diện tích sàn là 26m2/nhà |
7 |
Trạm biến áp có công suất là 25.000kVA |
Trạm biến áp có công suất là 400kVA |
8 |
Trạm bơm và giếng khoan có diện tích sàn là 53,04m2 |
Chưa có |
9 |
Đài nước có dung tích là 30m3 |
Chưa có |
TT |
Hạng mục công trình theo báo cáo ĐTM |
Hạng mục công trình đã xây dựng theo thực tế |
10 |
Xưởng sửa chữa, bảo trì xe có diện tích sàn là 800m2, mặt sàn bằng bê tông |
Chưa có |
11 |
Nhà ở nhân viên có diện tích sàn là 200,56m2 |
Chưa có |
12 |
Trạm xử lý nước thải công suất 60m3/ngày |
Trạm xử lý nước thải công suất 60m3/ngày |
13 |
Nhà để xe 01 tầng cao 3,3m |
Chưa có |
14 |
Nhà ăn có diện tích sàn là 94,24m2 |
Nhà ăn được xây chung với nhà văn phòng diện tích 190m2 |
15 |
Hồ sinh thái có diện tích 5.000m2 |
Hồ sinh thái kích thước (25mx25m x25m, sâu 3m) |
>>> XEM THÊM: Lập báo cáo đánh giá ĐTM cho dự án đầu tư nghĩa trang nhân dân
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: (028 22 142 126 - 0903 649 782
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn
Website: www.minhphuongcorp.com: www.khoanngam.com; www.lapduan.com;
Gửi bình luận của bạn