Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) khu tránh bão – cảng cá. sản phẩm chính của cơ sở là nước thải sau xử lý tại hệ thống xử lý nước thải KTB – cảng cá, đạt QCVN 11-MT:2015/BTNMT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nước thải công nghiệp chế biến thủy sản.
Ngày đăng: 19-03-2025
46 lượt xem
CHƯƠNG 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ.......................................... 1
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở...................................... 2
3.1. Công suất hoạt động của cơ sở.................................................................. 2
3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở................................................................... 2
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở.... 3
4.2. Nhu cầu và nguồn cung cấp điện.............................................................. 3
4.3. Nhu cầu và nguồn cung cấp nước............................................................. 4
CHƯƠNG 2. SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG..... 7
1. Sự phù hợp của cơ sở đối với quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường............ 7
2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường.................... 8
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.......... 9
1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải............... 9
1.1. Thu gom, thoát nước mưa........................................................................ 9
1.2. Thu gom, thoát nước thải......................................................................... 9
2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải.................................................... 17
2.1. Hệ thống xử lý khí thải phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải................... 17
2.1.1. Thuyết minh quy trình xử lý khí thải.................................................... 17
2.2. Biện pháp xử lý, giảm thiểu bụi từ các phương tiện vận chuyển............... 18
2.3. Biện pháp giảm thiểu khí thải, mùi hôi từ quá trình xử lý nước thải.......... 18
2.4.1. Biện pháp giảm thiểu khí thải, mùi hôi trong quá trình hoạt động........... 18
2.4.2. Biện pháp giảm thiểu khí thải, mùi hôi khi tạm ngưng hoạt động........... 19
2.4. Biện pháp giảm thiểu mùi tại điểm tập kết rác thải tạm thời..................... 19
2.5. Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung từ hệ thống xử lý nước thải.......... 20
3. Công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường................................... 20
3.2. Chất thải công nghiệp thông thường........................................................ 21
4. Công trình, biện pháp lưu giữ chất thải nguy hại........................................ 21
5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung..................................... 22
6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường..................................... 23
6.1. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố trong vận hành hệ thống xử lý nước thải.......23
6.2. An toàn khi bảo quản, sử dụng hóa chất.................................................. 24
6.3. Phòng chống cháy nổ, hỏa hoạn.............................................................. 24
6.4. Ứng phó sự cố tràn dầu.......................................................................... 25
6.4.1. Quy trình thông báo, báo động............................................................. 25
6.4.2. Quy trình ứng phó............................................................................... 26
7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có).............................. 29
8. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.................. 29
9. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có).......... 29
CHƯƠNG 4. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG........ 30
1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải.............................................. 30
1.1. Nguồn phát sinh nước thải...................................................................... 30
1.2. Lưu lượng xả nước thải tối đa................................................................. 30
1.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải..... 30
1.5. Vị trí, phương thức xả nước thải vào nguồn tiếp nhận nước thải............... 31
2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải................................................ 32
2.1. Nguồn phát sinh khí thải......................................................................... 32
2.2. Lưu lượng xả khí thải tối đa.................................................................... 32
2.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải...... 32
2.5. Vị trí, phương thức xả khí thải................................................................ 33
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung.................................. 33
3.1. Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung.......................................................... 33
3.2. Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung............................................................. 33
3.3. Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung................................................. 33
CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ........... 35
1. Kết quả quan trắc định kỳ đối với nước thải............................................... 35
2. Kết quả quan trắc định kỳ đối với bụi, khí thải........................................... 35
3. Kết quả quan trắc môi trường trong quá trình lập báo cáo........................... 35
CHƯƠNG 6. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.... 37
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải........................... 37
2. Chương trình quan trắc chất thải................................................................ 38
2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ............................................. 38
2.1.1. Quan trắc nước thải định kỳ................................................................. 38
2.1.2. Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp định kỳ.......................................... 38
2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải.................................... 38
2.2.1. Quan trắc nước thải tự động, liên tục.................................................... 38
2.2.2. Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp tự động, liên tục............................. 39
2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ cơ sở.. 39
3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm.................................... 39
CHƯƠNG 7. KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ.....41
CHƯƠNG 8. CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ.................................. 42
CHƯƠNG 1.
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
BAN QUẢN LÝ CÁC CẢNG CÁ TỈNH
Địa chỉ văn phòng: Trưng Trắc, phường Lạc Đạo, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
Người đại diện theo pháp luật: .......Chức vụ: Giám đốc
- Điện thoại: ..........;
Quyết định số....../QĐ-UBND ngày 10 tháng 3 năm 2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận về việc thành lập Ban Quản lý các cảng cá tỉnh Bình Thuận;
Quyết định số ......./QĐ-UBND ngày 10 tháng 3 năm 2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý các cảng cá tỉnh Bình Thuận.
KHU TRÁNH BÃO – CẢNG CÁ
Địa điểm cơ sở: Phường Thanh Hải, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Quyết định số 2915/QĐ-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2020 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc công bố mở cảng cá.
Quyết định số 892/QĐ-UBND ngày 12 tháng 4 năm 2021 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc điều chỉnh địa chỉ Cảng cá tại Điều 1 Quyết định số 2915/QĐ-UBND ngày 25/11/2020 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Giấy xác nhận số 15/UBND-KT ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Phan Thiết xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường của dự án: Đầu tư xây dựng công trình Khu neo đậu tàu thuyền tránh bão cho tàu cá cửa sông Phú Hải, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Thông báo số 154/TB-PTNMT ngày 13 tháng 10 năm 2014 của Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Phan Thiết về việc xác nhận hoàn thành hệ thống xử lý nước thải của Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cửa sông Phú Hải.
Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá và cảng cá cung cấp các dịch vụ nghề cá.
Danh mục kết cấu hạ tầng, trang thiết bị chủ yếu tại Khu tránh trú bão kết hợp Cảng cá đã đầu tư hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng bao gồm:
Vùng đất cảng cá: 2,64 ha.
Vùng nước cảng cá: 40,3 ha.
Đê ngăn cát, giảm sóng:
+ Đê K1 dài 770 m;
+ Đê K2 dài 640 m.
+ Kè bảo vệ bờ, kè cập tàu dài 1.753 m.
Bến cập tàu dài 225 m.
Nhà tiếp nhận phân loại hải sản:
+ Nhà lồng số 1: Diện tích 576 m2;
+ Nhà lồng số 2: Diện tích 576 m2;
+ Nhà lồng số 3: Diện tích 576 m2.
Các công trình hạ tầng kỹ thuật như: Đường giao thông nội bộ diện tích 7.570 m2; bãi sửa chữa ngư lưới cụ diện tích 1.357 m2; nhà vệ sinh công cộng (02 cái); hệ thống cấp nước (đài nước thể tích 50 m3, bể lọc thể tích 200 m3, đường ống cấp nước,…); hệ thống cứu hỏa; hệ thống cấp điện, chiếu sáng; hệ thống xử lý nước thải 250 m3/ngày-đêm.
Các công trình khác: Nhà điều hành, nhà bảo vệ, nhà để xe 2 bánh, cổng, tường rào,…
Trang thiết bị văn phòng, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống truyền thanh, đèn báo cửa, máy bộ đàm,…
Ngoài ra, tại khu tránh bão - Cảng cá còn khu đất trống có diện tích khoảng 9.700 m2 được quy hoạch làm khu dịch vụ hậu cần, hiện nay chưa được đầu tư xây dựng.
Các hoạt động chính thuộc quản lý của BQL các cảng cá tại KTB – cảng cá bao gồm:
+ Hoạt động Nhà lồng tập kết hải sản: Bố trí, sắp xếp khu vực hoạt động cho cá nhân, tổ chức thuê mặt bằng → Mua – bán hải sản → Vệ sinh khu vực chung (thu gom rác thải, xối rửa)
Các Nhà lồng tập kết hải sản được cho cá nhân, tổ chức thuê sử dụng mặt bằng để kinh doanh, mua bán hải sản. Sau khi phân chia vị trí kinh doanh theo nhu cầu, hợp đồng đã giao kết, BQL cảng cá có trách nhiệm vệ sinh hàng ngày khu vực trung thuộc phạm vi quản lý như thu gom rác thải về điểm tập kết, xối rửa chợ cá, mặt bến trước khu vực Nhà lồng tập kết hải sản.
+ Hoạt động bến neo đậu tàu thuyền: Thông báo thông tin trước khi cập bến → Tàu cập bến → Bốc dỡ hàng hóa → Nhập thực phẩm, nguyên liệu (dầu) → Xuất bến.
Trước khi cập bến 1 giờ, tàu thuyền sẽ liên hệ với Ban điều hành KTB – cảng cá thông báo thông tin về tàu, thời gian dự kiến cập bến. Sau đó, nhân viên BQL cảng cá sẽ sắp xếp vị trí neo đậu tàu phù hợp với công suất và nhu cầu cập bến. Sau khi bốc dỡ hàng hóa, một số tàu có thể xuất bến ngay hoặc sẽ neo đậu tạm thời một thời gian ngắn để chờ nhập thêm nguyên liệu (dầu), thực phẩm trước khi rời bến.
Căn cứ phạm vi quản lý của BQL các cảng cá tại KTB – cảng cá, sản phẩm chính của cơ sở là nước thải sau xử lý tại hệ thống xử lý nước thải KTB – cảng cá, đạt QCVN 11-MT:2015/BTNMT (cột B; Kq = 1,3; Kf = 1,1) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nước thải công nghiệp chế biến thủy sản.
Vì Cơ sở thuộc loại hình quản lý, sử dụng hạ tầng kỹ thuật nên không sử dụng nhiên liệu trong quá trình hoạt động.
Theo xu hướng công nghiệp hoá, hầu hết các hoạt động đều sử dụng điện. Điện đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh trong cảng. Trong phạm vi quản lý của BQL các cảng cá, nhu cầu sử dụng điện cho các hoạt động như: chiếu sáng công cộng; các thiết bị về an ninh, thu phí tại các cổng ra – vào cảng; các thiết bị làm việc thuộc khối Văn phòng; hệ thống xử lý nước thải tập trung,…
Nguồn điện cung cấp cho nhà máy được lấy từ lưới điện quốc gia qua chi nhánh điện thành phố Phan Thiết.
a.Nhu cầu cấp nước
Nhu cầu sử dụng nước trong cảng gồm các nguồn chính sau:
b.Nước phục vụ sinh hoạt
Theo dự kiến, số người lao động làm việc tại KTB – cảng cá khoảng 1.200 người.
Nhu cầu nước cấp phục vụ cho sinh hoạt được tính theo tiêu chuẩn dùng nước là 25 lít/người ngày (theo tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 33:2006 ngày 17/3/2006 của Bộ Xây dựng về “Cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình” tại bảng 3.4, tiêu chuẩn nước cho nhu cầu sinh hoạt trong cơ sở sản xuất công nghiệp). QSH = 1.200 người x 25 lít/người.ngày= 30.000 lít/ngày = 30 m3/ngày
c. Nước phục vụ hoạt động sản xuất thủy sản (dự kiến)
Nước phục vụ hoạt động sản xuất thủy sản bao gồm nước rửa thủy sản tại các nhà lồng tập kết và nước cấp cho hoạt động sản xuất của các cơ sở chế biến thủy sản (dự kiến) trong KTB - cảng cá:
Nước rửa thủy sản tại các nhà lồng tập kết hải sản: Công suất thiết kế tiếp nhận hải sản của các nhà lồng khoảng 50 tấn/ ngày, lượng nước sử dụng để rửa 01 tấn hải sản là 120 lít/ tấn. Do đó, lượng nước cần cấp cho hoạt động rửa hải sản tại các khu nhà lồng tập kết hải sản là: Q1 = 50 tấn/ngày x 120 lít/ tấn = 6.000 lít/ngày = 6 m3/ngày
Nước cấp cho hoạt động của các cơ sở chế biến thủy sản (dự kiến): Lượng nước cấp cần thiết cho hoạt động các cơ sở sơ chế, chế biến thuỷ sản dự kiến khoảng Q2 = 200m3/ngày
Tổng nhu cầu cấp nước cho sản xuất thủy sản là: QTS = Q1 + Q2 = 6 + 200 = 206m3/ngày
d.Nước vệ sinh nhà lồng tập kết hải sản
Theo khảo sát thực tế, lượng nước sử dụng vệ sinh chợ cá, nhà lồng tập kết hải sản khoảng 5 lít/m2. Tổng diện tích khu vực Nhà lồng tập kết hải sản là 1.728m2.
QVS = 1.728m2 x 5 lít/m2= 8.640 lít/ngày = 8,64 m3/ngày Tổng nhu cầu sử dụng nước tại KTB – cảng cá là: Qnc= QSH + QTS + QVS = 30 + 206 + 8,64 = 244,64 m3/ngày
e. Nước cấp cho hoạt động phòng cháy chữa cháy
Lượng nước cứu hỏa không tính vào công suất trạm xử lý mà được chứa riêng vào bể chứa kết hợp với bơm tăng áp cứu hỏa. Các họng cứu hỏa Ø150 đặt cách khoảng 100-150m có bán kính phục vụ 25m. Tại các họng chữa cháy có ống gai dài 15m và vòi phun có áp lực phun 30-40m, có vòi phun điều áp. Khi có sự cố cháy, các trụ chữa cháy sẽ mở ống gai có vòi phun nước để chữa cháy cho khu vực cơ sở.
f. Nguồn cung cấp nước
Nguồn cung cấp nước chính trong KTB – cảng cá từ hệ thống cấp nước Công ty Cổ phần Cấp Thoát nước Bình Thuận.
Trong phạm vi quản lý của đơn vị, các loại hoá chất được sử dụng chính trong vệ sinh chợ cá, mặt bến và xử lý nước thải. Lượng hoá chất sử dụng thực tế tại đơn vị như sau:
Bảng 1-1: Khối lượng hóa chất sử dụng
STT |
Loại hoá chất |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Mục đích |
I |
Hoạt động vệ sinh bến bãi tập kết hải sản |
|||
1 |
Chlorine 70% |
Kg/tuần |
1 |
Vệ sinh mặt bến, tẩy rong bám bề mặt |
II |
Hoạt động xử lý nước thải |
|||
1 |
Chlorine 70% |
Kg/ngày |
1,4 |
Khử trùng nước thải sau xử lý (lưu lượng xử lý 6003/ngày đêm) |
2 |
Men vi sinh hiếu khí |
Kg/tháng |
2 |
Bổ sung vi sinh hiếu |
STT |
Loại hoá chất |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Mục đích |
|
Jumbo A |
|
|
khí xử lý nước thải |
3 |
Men vi sinh thiếu khí Jumbo G |
Kg/tháng |
2 |
Bổ sung vi sinh thiếu khí xử lý nước thải |
4 |
Mật rỉ đường |
Kg/tháng |
10 |
Bổ sung dinh dưỡng trong quá trình xử lý |
(Nguồn: Ban Quản lý các cảng cá tỉnh)
KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
Nước mưa được xem là nguồn nước sạch, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. BQL các cảng cá tỉnh đã tách riêng tuyến thu gom, thoát nước mưa với tuyến thu gom, thoát nước thải chung của Khu tránh bão – cảng cá Phú Hải.
Đối với nước mưa trên mái công trình thuộc phạm vi quản lý của BQL các cảng cá tỉnh được thu gom như sau:
+ Nhà làm việc Ban điều hành KTB – cảng cá Phú Hải: nước mưa trên mái toà nhà làm việc theo độ dốc mái chảy vào các ống thu nước mưa uPVC Ø90 dài 80m, dẫn xuống mặt đất, sau đó chảy tràn về mương thoát nước mưa bằng bê tông, có nắp đụt các lỗ thoát nước dẫn nước mưa về hố ga thuộc hệ thống thoát nước mưa chung của KTB – cảng cá.
+ Nhà lồng tập kết hải sản: nước mưa trên mái công trình theo độ dốc chảy về ống thu nước mưa uPVC Ø90, dẫn xuống mặt đất, sau đó chảy tràn vào mương thu gom nước mưa bằng bê tông, có nắp đụt các lỗ thoát nước, bố trí xung quanh công trình dẫn về các cửa xả nước mưa đặt dọc bến.
- Tuyến thu gom, thoát nước mưa chung của KTB – cảng cá Phú Hải được thiết lập bằng các tuyến cống bê tông, có đường kính Ø600 và thoát ra nước cửa sông Phú Hải qua các cửa xả. Toàn bộ tuyến cống và hố ga nước mưa được đặt chìm nên đảm bảo tính mỹ quan và giúp việc thu gom nước mưa thuận tiện.
Nguồn phát sinh nước thải tại KTB – cảng cá Phú Hải bao gồm:
Bể tự hoại
Nguyên tắc hoạt động của bể là lắng cặn và phân hủy kỵ khí cặn lắng, cặn lắng được giữ lại trong bể từ 6 - 12 tháng, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật, các chất hữu cơ bị phân giải, một phần tạo thành các chất khí và một phần tạo thành các chất vô cơ hòa tan. Hiệu quả xử lý của bể này theo chất lơ lửng đạt 65 - 70% và BOD5 là 60 - 65%.
Hình 3-1: Sơ đồ công nghệ bể tự hoại
Tuy lưu lượng nước thải sinh phát sinh không cao so với nước thải sản xuất, nhưng đây cũng là một nguồn thải cần quản lý chặt chẽ, thu gom và xử lý trước khi đưa vào môi trường.
Kích thước bể tự hoại: 2m x 6m x 2m
Hệ thống xử lý nước thải
Hệ thống xử lý nước thải KTB – cảng cá Phú Hải được thiết kế với công suất 250m3/ngày đêm nhằm xử lý toàn bộ lượng nước thải phát sinh trong KTB – cảng cá Phú Hải.
Thuyết minh quy trình xử lý nước thải
Sơ đồ công nghệ của hệ thống xử lý nước thải được trình bày tại hình sau:
Hình 3-2: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải
Thuyết minh quy trình công nghệ:
Nước thải phát sinh tại KTB – cảng cá Phú Hải được gom về hố thu gom, sau đó được bơm vào hệ thống XLNT qua thiết bị lược rác để tách rác khỏi nước thải. Tại đây nước thải đi qua thiết bị lược rác tinh để loại bỏ phần lớn cặn có kích thước > 1mm và chảy vào bể cân bằng.
Tại bể cân bằng, nước thải được điều hòa về nồng độ và lưu lượng. Bể cân bằng được sục khí bằng thiết bị thổi khí, với mục đích khuấy trộn nước thải và cung cấp khí oxy, tránh hiện tượng lên men yếm khí xảy ra trong bể.
Nước thải từ bể cân bằng và khuấy trộn chúng trong điều kiện kỵ khí. Nhờ đó các vi khuẩn dạng sợi (filamentous) thường gây nên hiện tượng đóng bánh, khó lắng trong bể lắng, là chủng vi sinh thường phát sinh khi bể xử lý sinh học aerobic hoạt động thời gian kéo dài, tải trọng thấp, sẽ được hạn chế phát triển, góp phần cải thiện chất lượng xử lý phía sau.
Xảy ra quá trình khử N-NO3, chuyển thành N tự do theo quá trình phản ứng như sau: NO3- NO2- NO N2O N2
NO3 trong nước thải sinh ra từ quá trình Nitrification ở trong bể aerobic, được bơm về lại bể anoxic, cùng với bùn hoạt tính và nước thải nạp vào với điều kiện thiếu oxy, vi sinh oxy hóa chất hữu cơ trong nước thải bằng nguồn oxy từ NO3. Kết quả là NO3 sẽ bị khử thành N2 tự do, và giải phóng ra ngoài không khí, hàm lượng tổng N trong nước thải sẽ giảm. Quá trình khử P sẽ được xử lý đồng thời với quá trình khử N, hydrocarbon và chúng sẽ loại bỏ theo bùn dư.
Nhờ quá trình nitrification và De-nitrification ở trên, hàm lượng N trong nước thải giảm xuống mức cho phép.
Nhận bùn tuần hoàn từ bể lắng. Bể sẽ xảy ra quá trình xử lý các chất bẩn hữu cơ trong nước thải nhờ các vi sinh lơ lửng – quá trình bùn hoạt tính và quá trình oxy hóa N hữu cơ thành NO3 theo quá trình phản ứng như sau: NH4+ + 2O2 NO3- + 2H+ + H2O
Đây là quá trình oxy hóa hợp chất chứa N trong điều kiện dư oxy. Kết quả toàn bộ N hữu cơ trong nước thải sẽ được chuyển về dạng NO3 hàm lượng N tổng không thay đổi. pH và độ kiềm của nước thải trong bể xử lý sẽ giảm. Một lượng NaOH sẽ được châm vào nước thải để duy trì pH và độ kiềm của môi trường thích hợp cho quá trình khử N.
Trong quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong bể arotank, một lượng sinh khối được tạo ra cùng với nước thải chảy tiếp sang bể lắng. Tại bể lắng, bùn sinh khối sinh ra được lắng xuống đáy, nước trong sau khi lắng theo máng tràn chảy sang bể khử trùng.
Nước thải trong phía trên của bể lắng được dẫn qua bể khử trùng. Tại bể, nước thải được châm định lượng dung dịch chlorine để loại bỏ các vi sinh vật gây hại trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.
Sau khi khử trùng, nước thải đạt QCVN 11-MT:2015/BTNMT (cột B; Kq = 1,3; Kf = 1,1) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nước thải công nghiệp chế biến thủy sản.
Phần bùn dư trong bể lắng sẽ được bơm về bể ủ bùn trọng lực. Nhờ quá trình lắng trọng lực trong bể nén bùn, hàm lượng chất rắn (DS) trong bùn được nâng lên đến 2-3%.
>>> XEM THÊM: Thuyết minh dự án đầu tư nhà máy sản xuất năng lượng điện mặt trời
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: (028 22 142 126 - 0903 649 782
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn
Website: www.minhphuongcorp.com: www.khoanngam.com; www.lapduan.com;
Gửi bình luận của bạn