Báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường nhà máy chế biến gỗ nội, ngoại thất xuất khẩu và tiêu thụ nội địa (sản xuất giường, tủ, bàn, ghế bằng gỗ) và gia công cơ khí định hình sản phẩm phục vụ chế biến gỗ nội, ngoại thất.
Ngày đăng: 12-07-2025
1 lượt xem
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT..................................... 4
CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ............................. 8
2.1. Địa điểm thực hiện dự án....................................................................... 8
2.2. Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư........ 8
2.3. Quy mô của dự án đầu tư.................................................................... 8
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư.......................................... 9
3.1. Công suất của dự án đầu tư.................................................... 9
3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lực chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư..... 9
4. Nguyên vật liệu, nhiên liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện-nước của dự án....... 16
4.1. Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu và hóa chất sử dụng.................................... 16
4.4. Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ dự án............................................ 25
5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư................................................ 29
5.1. Vị trí địa lý và hiện trạng khu vực thực hiện dự án.................................... 29
5.2. Các hạng mục công trình của dự án............................................................... 39
5.4. Tổ chức quản lý thực hiện dự án................................................................. 39
CHƯƠNG 2. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG............ 41
2.1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường, quy hoạch phân vùng môi trường....... 41
2.2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường..... 44
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ....45
3.1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật:............................ 45
3.1.1. Dữ liệu hiện trạng môi trường.............................................................. 45
3.1.2. Dữ liệu tài nguyên sinh vật................................................................... 45
3.2. Mô tả về môi truờng tiếp nhận nước thải của dự án:................................ 45
3.3. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án..46
CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG... 50
4.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn xây dựng...... 51
4.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động........................................................... 51
4.1.1.1. Đánh giá, dự báo các nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải... 51
4.1.1.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải......................... 62
4.1.1.3. Đánh giá, dự báo tác động do rủi ro, sự cố...................................... 67
4.1.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện trong giai đoạn xây dựng..68
4.1.2.1. Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường liên quan đến chất thải..... 68
4.1.2.2. Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường không liên quan đến chất thải... 72
4.1.2.3. Các biện pháp giảm thiểu tác động do rủi ro, sự cố........................... 74
4.2. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn hoạt động dự án...... 75
4.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn hoạt động....................... 75
4.2.1.1 Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải................................... 75
4.2.1.2 Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải............................. 91
4.2.1.3. Đánh giá, dự báo các tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố............ 92
4.2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện trong giai đoạn hoạt động của toàn bộ dự án... 95
4.2.2.1. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất liên quan đến chất thải ......... 95
4.2.2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất không liên quan đến chất thải...114
4.2.2.3. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất đối với các rủi ro, sự cố...... 116
4.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường............ 121
4.3.1. Danh mục các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án........ 121
4.3.2. Dự toán kinh phí thực hiện các công trình.............................................. 122
4.3.3. Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường...... 123
4.4 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo.......... 124
4.4.1. Về mức độ chi tiết của các đánh giá........................................................... 124
CHƯƠNG 5. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.................... 126
5.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải:................................................ 126
5.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải:.................................................... 126
5.3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung......................................... 129
CHƯƠNG 6. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHUƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRUỜNG CỦA DỰ ÁN...130
6.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án............. 130
6.1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:.................................................... 130
6.1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải......130
6.2. Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật......................132
6.2.1. Chương trình quan trắc môi trường trong giai đoạn xây dựng.................. 132
6.2.2. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ............................................. 132
6.3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm.................................... 133
CHƯƠNG 7. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ...................................... 134
CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
CÔNG TY TNHH .....
(Sau đây gọi tắt là chủ dự án)
- Địa chỉ trụ sở: ...., Khu Công nghiệp Nhơn Hòa, xã Nhơn Thọ, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định
- Người đại diện theo pháp luật: Ông.....
- Chức vụ: Giám đốc
- Điện thoại: ....
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: .... do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định đăng ký lần đầu ngày 18 tháng 03 năm 2020 và đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 01 tháng 03 năm 2023.
- Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư số 138/QĐ-BQL do Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Bình Định cấp lần đầu ngày 19/04/2024.
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ ... BÌNH ĐỊNH
(Sau đây gọi tắt là dự án)
2.1. Địa điểm thực hiện dự án
Dự án được xây dựng tại ...KCN Nhơn Hòa, xã Nhơn Thọ, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.
2.2. Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư
- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng: Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Bình Định.
- Cơ quan thẩm định, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường: Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Bình Định.
2.3. Quy mô của dự án đầu tư
Tổng vốn đầu tư của dự án: 102.000.000.000 đồng (Một trăm lẻ hai tỷ đồng).
- Theo tiêu chí phân loại của Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019, dự án thuộc điểm d khoản 4 điều 8 và khoản 3 Điều 9 nên dự án thuộc nhóm B, dự án công nghiệp có mức đầu tư nằm trong khoảng từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng.
- Dự án không thuộc loại hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại phụ lục II của Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Dự án thuộc loại hình đầu tư mới, hiện trạng khu đất thực hiện dự án là đất trống; vị trí thực hiện dự án nằm trong KCN Nhơn Hòa đã được quy hoạch hoàn chỉnh hạ tầng, xung quanh vị trí dự án không thuộc khu bảo tồn thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa. Vì vậy, dự án không có các yếu tố nhạy cảm về môi trường được quy định tại khoản 4, Điều 25, Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022.
- Dự án thuộc nhóm II của Luật Bảo vệ môi trường theo quy định tại số thứ tự 2, Mục I, Phụ lục IV, nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường “Dự án nhóm B có cấu phần xây dựng được phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, xây dựng và không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường”.
- Dự án thuộc đối tượng phải có Giấy phép môi trường theo quy định tại khoản 1 Điều 39 của Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 của Quốc Hội.
Dự án sản xuất chế biến gỗ nội, ngoại thất xuất khẩu và tiêu thụ nội địa (sản xuất giường, tủ, bàn, ghế bằng gỗ) và gia công cơ khí định hình sản phẩm phục vụ chế biến gỗ nội, ngoại thất với công suất:
- Sản phẩm đồ gỗ nội, ngoại thất: 3.600 m3 sản phẩm/năm.
- Gia công cơ khí (có công đoạn phun phủ sơn): 100 tấn sản phẩm/năm.
Để hoàn thành tất cả các loại sản phẩm của dự án như đã đăng ký, dự án sẽ có 03 quy trình sản xuất được trình bày theo sơ đồ khối (Hình 1.1) gồm:
(1) Quy trình sản xuất gỗ nội, ngoại thất;
(2) Quy trình gia công cơ khí;
(3) Quy trình lắp ráp thành phẩm.
Hình 1.1. Sơ đồ khối tổng hợp quy trình sản xuất sản phẩm đồ gỗ nội, ngoại thất xuất khẩu và tiêu thụ nội địa; gia công cơ khí định hình sản phẩm phục vụ chế biến gỗ nội ngoại thất của dự án
(1). Quy trình 1: Quy trình sản xuất gỗ nội, ngoại thất
Hình 1.2. Sơ đồ quy trình chế biến gỗ
* Thuyết minh sơ đồ công nghệ:
- Nguyên liệu:
+ Gỗ tròn là gỗ phôi có đường kính và chiều dài theo quy định được thu mua trong nước hoặc nhập khẩu (gỗ đã bóc vỏ).
+ Gỗ ván các loại được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài hoặc thu mua trong nước, khi nhập vào Nhà máy để sản xuất, không trải qua công đoạn cưa CD hoặc sấy để sản xuất thành các sản phẩm đồ gỗ nội, ngoại thất.
- Cưa, xẻ theo quy cách sản xuất:
Dùng hệ thống máy cắt ngang, xẻ dọc gỗ tròn cho ra sản phẩm là những tấm ván thô có chiều dài và độ dày theo yêu cầu của từng chi tiết sản phẩm.
- Sấy, phơi khô:
Việc sử dụng hình thức hong phơi tận dụng ánh nắng mặt trời vừa đảm bảo hạn chế thấp nhất độ cong vênh gỗ khi đưa vào sấy, vừa đảm bảo hạn chế việc sử dụng nhiên liệu sấy cấp cho lò hơi, hạn chế được thời gian sấy theo đó sẽ giảm được lượng khói thải phát tán ra môi trường. Các tấm ván thô được xếp trong các buồng kín (lò sấy) và được gia nhiệt ở nhiệt độ phù hợp (<1000C) làm cho nước trong gỗ bốc hơi ra khỏi ván và ván sẽ khô đạt đổ ẩm yêu cầu. Nhà máy sử dụng 01 lò hơi cung cấp hơi cho 02 lò sấy, 02 lò sấy hoạt động luân phiên với nhau.
- Công đoạn sơ chế ra phôi:
+ Sử dụng các máy cắt ngang, máy xẻ dọc, máy bào tự động để làm ra các thanh chi tiết sạch 4 mặt theo kích thước, biến dạng yêu cầu của sản phẩm.
+ Đối với các chi tiết tạo độ cong sau công đoạn ra phôi (dạng phôi thẳng), sử dụng các máy cưa vòng, cưa lọng, cưa đĩa rong, cưa ripsaw và máy chà cạnh chi tiết định hình Profile để tạo độ cong đối với dây chuyền mặt hộc và thành, hộc, cửa kéo.
- Công đoạn tinh chế, định hình:
Sử dụng các hệ thống máy cắt, máy khoan, máy đục, máy Router, máy chà nhám… để gia công chi tiết, định hình, định vị theo yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm.
- Công đoạn lắp ráp:
+ Tùy theo yêu cầu đối với kích thước của các chi tiết, các thanh, tấm gỗ sẽ được dán keo để ghép lại với nhau; sau đó được đưa qua máy chà nhám thùng làm mịn bề mặt thanh gỗ hoặc sử dụng máy chà nhám cầm tay. Tiếp theo, các chi tiết gỗ được ghép thành cụm bộ phận như hông tủ, nóc tủ, chân tủ, đầu giường, vai giường,...
+ Tại công đoạn lắp ráp các chi tiết được lắp lại với nhau để tạo thành phẩm. Trong quá trình lắp ráp, các chi tiết được cố định bằng đinh vít giữa các lỗ khoan đã khoan sẵn và sử dụng máy bắn đinh vít để cố định các chi tiết.
- Công đoạn sơn:
Các chi tiết sau khi được lắp ráp thành các cụm, sẽ được đưa lên chuyền sơn. Tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng mà các sản phẩm gỗ sẽ được phun sơn khác nhau. Công nhân sẽ pha sơn theo pantone, mẫu, hình ảnh,… kèm theo sản phẩm. Chi tiết gỗ được sơn lót 2 lần trước khi sơn bóng. Xen kẽ các lần sơn là sấy để giúp sơn nhanh khô hơn, thông thường sấy lót trong thời gian 60 phút và sấy bóng trong thời gian 90 phút. Sản phẩm sau khi phun sơn sẽ được để khô và nguội tự nhiên theo chuyền đến công đoạn cuối xuống hàng nhập kho.
Bố trí chuyền đưa các chi tiết gỗ đi vào và ra buồng sơn kín giúp toàn bộ hơi sơn không phát tán ra không khí xung quanh mà được đưa vào hệ thống xử lý, hạn chế thấp nhất mùi sơn phát tán ra môi trường sản xuất.
* Quy trình các bước phun sơn:
Hình 1.3. Quy trình sơn gỗ
- Công đoạn kiểm tra, đóng gói:
Sau khi sơn và sấy khô, sản phẩm gỗ được đưa qua bộ phận KCS kiểm tra. Tùy theo từng đơn hàng (sản phẩm có hoặc không có kết hợp khung kim loại) mà sản phẩm gỗ sẽ được nhập kho, đóng gói, xuất xưởng hoặc nhập kho để chờ lắp ráp với các chi tiết khung kim loại sau đó mới đóng gói, xuất xưởng.
(2). Quy trình 2: Quy trình gia công cơ khí
Hình 1.4 Quy trình gia công cơ khí
*Thuyết minh quy trình:
- Nhập nguyên liệu: Nguyên liệu kim loại (gồm: sắt, thép) đã được cắt theo quy cách và đã được phun sơn theo yêu cầu của sản phẩm được đặt mua từ các nguồn khác nhau và tập trung về kho nguyên liệu (tại khu vực tập kết nguyên liệu), hàng ngày đưa vào gia công theo từng công đoạn sau.
- Công đoạn hàn: Thực hiện để đảm bảo các thành phần của cấu kiện kết dính với nhau như một khối thống nhất thông qua việc sử dụng phương pháp hàn hồ quang điện với nhiệt độ hơn 12000C, hai mép của thanh kim loại định hình được nóng chảy và dính liền với nhau như được đúc ra từ khuôn tạo thành các khung kim loại có hình dạng, kích thước theo nhu cầu của khách hàng.
- Sơn: Sản phẩm gia công cơ khí sau khi được hàn sẽ đưa qua công đoạn sơn dạng phun sơn thủ công vào bề mặt thanh kim loại (chủ yếu dùng bình sơn cầm tay xịt sơn phủ tại các vị trí mối hàn để đồng màu). Đây là công đoạn cuối cùng để hoàn thiện sản phẩm của công đoạn gia công cơ khí nhằm mục đích tăng tuổi thọ của sản phẩm trong quá trình sử dụng ngoài trời và tạo độ thẩm mỹ cho sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng.
- Thành phẩm: Sản phẩm cơ khí sau khi sơn sẽ được vào nhập kho chờ xuất bán hoặc thực hiện tiếp công đoạn lắp ráp cùng với đồ gỗ nội, ngoại thất theo đơn đặt hàng.
(3). Quy trình 3: Quy trình lắp ráp thành phẩm
Hình 1.5. Quy trình lắp ráp thành phẩm
* Thuyết minh công nghệ:
Ở quy trình này, tùy theo đơn hàng, công nhân tiến hành lắp ráp bán thành phẩm đồ gỗ và khung kim loại để tạo thành sản phẩm hoàn thiện. Các sản phẩm sau khi được lắp ráp hoàn thiện sẽ được kiểm tra, đóng gói và lưu kho chờ xuất hàng.
Tùy theo đơn hàng đặt, có thể có các sản phẩm thuần túy chỉ là giường gỗ, tủ gỗ, bàn gỗ, ghế gỗ không có lắp ráp các chi tiết kim loại đã gia công hoặc có thể sản phẩm ghế gỗ, giường gỗ, bàn gỗ có kết hợp khung kim loại.
Sản phẩm của dự án là các sản phẩm gỗ nội, ngoại thất như: giường, ghế, tủ, bàn được lắp ráp các chi tiết hoàn toàn bằng gỗ hoặc kết với các chi tiết khung kim loại.
* Một số hình ảnh minh họa về sản phẩm của dự án:
a. Giai đoạn xây dựng
Vật liệu cát, đá, gạch, xi măng, sắt thép,… được dùng cho việc thi công xây dựng công trình của dự án được mua từ các đại lý trên địa bàn tỉnh, đáp ứng các yêu cầu sau:
- Cát: phải đảm bảo độ sạch, lẫn tạp chất không vượt quá giới hạn cho phép. Cát thiên nhiên dùng cho bê tông thoả mãn kỹ thuật trong thiết kế và TCVN 1770:1986, 14TCN68:1998.
- Sắt thép: có nguồn gốc rõ ràng và có giấy chứng nhận của nhà máy về chất lượng thép và được kiểm tra chất lượng theo quyết định.
- Đá các loại: cứng rắn, đặc chắc, bền, không bị nứt rạn, không bị phong hóa, không bị hà. Quy cách đá sử dụng cho công trình phải đảm bảo theo yêu cầu của thiết kế về cường độ, trọng lượng viên đá, kích thước và hình dạng...; Kích thước đá phụ thuộc từng kết cấu theo bản vẽ thiết kế; Mặt đá lộ ra ngoài phải tương đối bằng phẳng.
- Xi măng: Xi măng cho công trình là xi măng PC30, PC40 thoả mãn TCVN 2682-1992 và TCXD 65:1989, toàn bộ xi măng đưa vào sử dụng đều phải có chứng chỉ chất lượng, thời gian xuất xưởng và được kiểm định chuyên môn. Cự ly vận chuyển ước tính khoảng 10 km.
Khối lượng vật liệu dùng cho việc thi công xây dựng các công trình của dự án ước tính được trình bày tại bảng sau:
Bảng 1.1 Nhu cầu nguyên, vật liệu phục vụ cho quá trình xây dựng
STT |
Nguyên vật liệu |
Đơn vị tính |
Khối lượng |
1 |
Bê tông (nền, móng, đà kiềng, cột, giằng) |
Tấn |
2.375 |
2 |
Cát đá các loại |
Tấn |
1.097 |
3 |
Gạch các loại (gạch xây và gạch ốp) |
Tấn |
965 |
4 |
Gỗ các loại |
Tấn |
5,9 |
5 |
Sơn các loại |
Tấn |
1,49 |
6 |
Thép xây dựng |
Tấn |
390 |
7 |
Thép tiền chế |
Tấn |
881 |
8 |
Tôn lợp |
Tấn |
51,5 |
9 |
Xi măng |
Tấn |
175 |
10 |
Coffa |
Tấn |
17,5 |
11 |
Dàn giáo |
Tấn |
73,6 |
12 |
Dây điện, cột điện, thiết bị điện |
Tấn |
30 |
13 |
Vật liệu cấp, thoát nước… |
Tấn |
12,6 |
14 |
Que hàn |
Tấn |
0,24 |
Tổng |
Tấn |
6.075,83 |
(Nguồn: Công ty TNHH .....)
Ngoài ra trong quá trình thi công xây dựng dự án còn sử dụng một lượng dầu DO để phục vụ cho các máy móc, thiết bị thi công trên công trường.
Bảng 1.2 Nhu cầu sử dụng dầu DO trong giai đoạn thi công
STT |
Thiết bị thi công |
Số lượng |
Định mức nhiên liệu/ca (lít dầu DO) |
Tổng lượng dầu DO sử dụng (lít/giờ) |
1 |
Máy đào |
2 |
83 |
20,8 |
2 |
Xe lu |
1 |
53 |
6,6 |
3 |
Máy nén khí |
2 |
14 |
3,5 |
4 |
Máy ủi |
1 |
46 |
5,6 |
5 |
Búa rung |
3 |
51 |
19,1 |
STT |
Thiết bị thi công |
Số lượng |
Định mức nhiên liệu/ca (lít dầu DO) |
Tổng lượng dầu DO sử dụng (lít/giờ) |
6 |
Cần cẩu |
2 |
58 |
14,5 |
7 |
Ô tô tự đỗ |
1 |
57 |
7,1 |
8 |
Máy xúc |
2 |
65 |
16,3 |
Tổng cộng |
93.5 |
(Nguồn: Giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng tỉnh Bình Định năm 2022 Phần II kèm theo Công bố số: 3655/UBND-KT ngày 07/06/2023 của UBND tỉnh Bình Định công bố giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng tỉnh Bình Định năm 2023) (Số giờ trên ca máy: 8 giờ/ca máy)
Ghi chú: Tỷ trọng dầu DO là 0,845 (kg/lít); thời gian thi công: 300 ngày; 8 giờ/ngày.
b. Giai đoạn hoạt động
Nhu cầu nguyên liệu
Nhu cầu nguyên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất của dự án được mua từ các nhà cung cấp nguyên liệu uy tín trong và ngoài nước:
Bảng 1.3. Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu trong giai đoạn hoạt động
STT |
Tên nguyên liệu |
Đơn vị |
Khối lượng |
Mục đích sử dụng |
I |
Nguyên liệu chính |
|||
1 |
Gỗ tròn nội địa |
m3/năm |
4.057 |
Làm khung, mặt bàn,… |
2 |
Gỗ tròn nhập khẩu |
m3/năm |
1.739 |
Làm khung, mặt bàn,… |
3 |
Gỗ ván các loại |
m3/năm |
2.484 |
Làm khung, vách ngăn,.. |
4 |
Thanh sắt, thép theo quy cách được thu mua trong nước |
Tấn/năm |
100,1 |
Làm chân khung tủ, ghế, bàn… |
II |
Nguyên liệu phụ |
|||
1 |
Đinh, ghim, bản lề, tay nắm cửa, ốc vít, ổ khóa |
Tấn/năm |
52 |
Kết nối chi tiết |
2 |
Giấy nhám các loại |
Kg/năm |
257 |
Chà nhám bề mặt gỗ |
3 |
Dây hàn |
Tấn/năm |
28 |
Hàn nối các khung kim loại |
STT |
Tên nguyên liệu |
Đơn vị |
Khối lượng |
Mục đích sử dụng |
4 |
Bao bì các loại |
Tấn/năm |
1.157 |
Đóng gói sản phẩm |
Nguồn: Công ty TNHH .......
Nhu cầu nhiên liệu
Nhiên liệu sử dụng của nhà máy trong giai đoạn vận hành được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.4. Nhu cầu sử dụng nhiên liệu trong giai đoạn hoạt động của dự án
STT |
Nhiên liệu |
Khối lượng |
Đơn vị |
Mục đích sử dụng |
1 |
Dầu DO |
21.646 |
Lít/năm |
Hoạt động xe nâng |
2 |
Củi, gỗ phế, dăm bào, mùn cưa, viên nén |
1.742 |
Tấn/năm |
Hoạt động lò hơi |
Nguồn: Công ty TNHH .......
Nhu cầu hóa chất sử dụng
Khối lượng hóa chất sử dụng cho hoạt động sản xuất của nhà máy ước tính như sau:
Bảng 1.5. Khối lượng hóa chất phục vụ sản xuất tại nhà máy
STT |
Danh mục hóa chất |
Đơn vị |
Số lượng |
Ghi chú |
I |
Sản xuất gỗ nội, ngoại thất |
|||
1 |
- Sơn gỗ gốc nước (sơn Stain): + Thành phần hóa học: Epoxy resin (C21H24O4); Xylene (C8H10); 2- methylpropan-1 (C4H10O); benzyl alcohol (C7H8O); ethylbenzene (C21H24O4); Epoxy resin (C21H24O4.C15H16O2)x. + Tính chất vật lý: là loại sơn tạo màu gỗ tự nhiên hệ nước một thành phần, không pha trộn dung môi, có độ cứng, khả năng chịu vết, độ mềm dẻo và khả năng chống ăn mòn, có độ bóng cao, chịu ẩm tốt; thân thiện môi trường. + Dạng tồn tại: Lỏng |
tấn/năm |
9 |
Sơn tạo màu các chi tiết gỗ |
- Sơn gốc dung môi |
tấn/năm |
13,5 |
Sơn phủ hoàn thiện |
|
+ Thành phần hóa học: Resin, Organic/Inorganic Pigments, Extender, nButyl axetat (CH3COOC4H9), Xylene (C6H4 (CH3)2) chiếm ít hơn 10%, Cellosolve Acetate (C6H12O3). + Tính chất vật lý: Dung dịch có màu; điểm sôi: 120oC; áp suất hơi: 68 mmHg, 20oC - Dung môi pha sơn: + Thành phần hóa học: Xylene (C8H10), butylaxetat, 2-Propanol, 1-methoxy-, acetate. + Đặc tính: Là dung môi làm loãng sơn, tạo độ dày màng sơn, thời gian khô nhanh hơn; là keo có đặc tính: Nhanh khô; trong suốt; dễ bay hơi. - Chất cứng PU (sử dụng pha chung với bóng hoặc lót PU dùng cho sơn) + Thành phần hóa học: Isocyanate Resin (RNCO), n-Butyl axetat (CH3COOC4H9), TDI Monomer (C9H6N2O2). + Tính chất vật lý: Dung dịch trong suốt; Điểm sôi: 120oC; Áp suất hơi: 68 mmHg, 20oC; Giới hạn bắt lửa: 2,0 - 10,7%; Độ hòa tan trong ước: 10g/l. |
|
|
chi tiết gỗ. Trong đó: sơn gốc dung môi sử dụng 5,31 tấn/năm; dung môi pha sơn: 8,01 tấn/năm; chất cứng, PU: 0,18 tấn/năm. |
2 |
Keo Aica Ecoecobond RQ-56E: + Thành phần hóa học: Polyvinyl acetate ((C4H6O2)n), H2O2. + Tính chất vật lý: Dung dịch đặc màu trắng. |
tấn/năm |
2,7 |
Dán bề mặt gỗ. |
Keo Aquence SL 463: + Thành phần hóa học: Ethyl 2 cyanoacrylate;Diphenyl-2,4,6 trimethylbenzoyl phosphine oxide; Hydroquinone. + Đặc điểm: Là keo gốc nước bền vững của Henkel, dạng sữa, không mùi. Đây là loại keo có tính kết dính cao, độ bền ổn định. Thời |
tấn/năm |
7,2 |
Ghép các chi tiết gỗ |
|
gian đóng rắn nếu để ở nhiệt độ bình thường khoảng 4 giờ, nếu sử dụng máy ép nhiệt khoảng 5 phút. |
|
|
|
3 |
Dầu chuối (xăng thơm): + Thành phần hóa học: C6H12O2. + Đặc điểm: Chất lỏng không màu, khó hòa tan trong nước nhưng hòa tan mạnh trong hầu hết các dung môi hữu cơ. Isoamyl acetat có mùi mạnh, tương tự mùi chuối và lê. |
tấn/năm |
8,1 |
Vệ sinh dụng cụ, chi tiết máy móc thiết bị sử dụng pha sơn, máy phun sơn. |
II |
Gia công cơ khí |
|||
1 |
Sơn |
Tấn/năm |
0,17 |
Sơn bề mặt kim loại tại các mối hàn |
(Nguồn: Công ty TNHH ....)
Các loại hóa chất nêu trên được Chủ dự án ký kết hợp đồng mua từ các cơ sơ kinh doanh trong nước, hóa chất được nhập về dự án dưới dạng nguyên thùng, can và được lưu chứa tại kho chứa nguyên liệu, trong đó hóa chất được bố trí khu vực lưu chứa riêng biệt với các vật liệu khác, kho lưu chứa hoá chất đảm bảo theo quy định. Để đảm bảo trong quá trình lưu chứa, xung quanh khu vực đặt để sơn, dung môi, Công ty sẽ xây gờ xung quanh nhằm mục đích chống chảy tràn ra ngoài mặt bằng khi gặp sự cố đổ, vỡ trong khi sang chiết/pha sơn, dung môi hoặc khi sự cố rách, vỡ hỏng bao bì. Tất cả các sản phẩm đều có thông tin chi tiết sản phẩm, có hướng dẫn quy trình sử dụng. Công ty sẽ bố trí cán bộ phụ trách và chịu trách nhiệm trong việc nhập, xuất, hướng dẫn quy trình thực hiện pha sơn, sử dụng. Việc nhập, lưu chứa, sử dụng hóa chất được thực hiện tuân thủ theo đúng quy định về an toàn hóa chất.
>>> XEM THÊM: Dự án đầu tư nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt và rác thải nguy hại
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B Mai Thi Lựu, P. Sài Gòn, TP.HCM
Hotline: (028 22 142 126 - 0903 649 782
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn
Website: www.minhphuongcorp.com: www.khoanngam.com; www.lapduan.com;
Gửi bình luận của bạn