Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường nhà máy sản xuất gỗ công nghiệp

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) nhà máy sản xuất gỗ công nghiệp công suất: 15.000 m3/năm (tương đương 90.000 m2/sản phẩm/năm). (tương đương với khoảng 10.800 tấn sản phẩm/năm, tính trung bình 0,72 tấn/m3 gỗ sản phẩm).

Ngày đăng: 14-07-2025

4 lượt xem

MỤC LỤC................................................................................................... i

DANH MỤC BẢNG.............................................................................. iii

DANH MỤC HÌNH........................................................................................ iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................... v

CHƯƠNG 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.............................. 1

1.1. Tên chủ Dự án đầu tư........................................................................... 1

1.2. Tên Dự án đầu tư...................................................................................... 1

1.2.1. Tên Dự án và địa điểm thực hiện Dự án đầu tư................................. 1

1.2.2. Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của Dự án đầu tư... 2

1.2.3. Quy mô của Dự án đầu tư:............................................................................. 2

1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của Dự án đầu tư..................................... 3

1.3.1. Công suất của Dự án đầu tư......................................................................... 3

1.3.2. Công nghệ sản xuất của Dự án đầu tư...................................................... 3

1.3.3. Sản phẩm của Dự án đầu tư...................................................................... 9

1.4. Nguyên liệu, nhiêu liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hoá chất sử dụng.......... 9

1.4.1. Nhu cầu nguyên, nhiên liệu sử dụng của Dự án................................................ 9

1.5. Các thông tin khác liên quan đến Dự án đầu tư............................................ 13

1.5.1. Các hạng mục công trình của Dự án đầu tư.................................................... 13

1.5.2. Nhu cầu sử dụng máy móc, thiết bị................................................................. 16

1.5.3. Tiến độ thực hiện Dự án................................................................................. 17

CHƯƠNG 2. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG... 19

2.1. Sự phù hợp của Dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường.... 19

2.2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường....... 20

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ...23

3.1. Dữ liệu hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật...................... 23

3.2. Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của Dự án......................... 23

CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG... 24

4.1. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng Dự án đầu tư.. 24

4.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động............................................................ 31

4.2. Đánh giá tác động và đề các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành.... 34

4.2.1. Đánh giá, dự báo cáo các tác động......................................................34

4.2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện............ 57

4.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.............. 80

4.3.1. Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của Dự án đầu tư........... 80

4.3.2. Kế hoạch xây lắp các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục...80

4.3.3. Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường..... 81

CHƯƠNG 5. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG......... 83

5.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải................................... 83

5.1.1. Nội dung cấp phép xả nước thải....................................................... 83

5.1.2. Yêu cầu BVMT đối với thu gom, xử lý nước thải................................ 83

5.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải......................................... 84

5.2.1. Nội dung đề nghị cấp phép xả khí thải................................................. 84

5.2.2. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với thu gom, xử lý khí thải................ 85

5.3. Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với tiếng ồn, độ rung:.................... 87

5.4. Nội dung đề nghị cấp giấy phép môi trường đối với chất thải rắn........... 88

5.4.2. Nội dung đề nghị cấp phép.................................................................. 89

CHƯƠNG 6. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN... 91

6.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của Dự án đầu tư.. 91

6.1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm............................................... 91

6.1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải.. 91

6.2. Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật.......92

CHƯƠNG 7. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ...................... 94

CHƯƠNG 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1.Tên chủ Dự án đầu tư:

Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Xuất nhập khẩu .....

- Địa chỉ trụ sở chính: Khu đồi Nấm, thị trấn Gia Khánh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam.

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: .........Giới tính: Nam Chức vụ: Giám đốc

- Điện thoại: ........

- Email:

- Mã số thuế: .....

-  Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần mã số: ...... do Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cấp, đăng ký lần đầu ngày 04/04/2013, đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 20 tháng 7 năm 2023;

-  Quyết định phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư (điều chỉnh lần thứ hai) số 902/QĐ-UBND ngày 13 tháng 4 năm 2020 của Dự án sản xuất gỗ công nghiệp của Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại Xuất nhập khẩu....

1.2.Tên Dự án đầu tư

1.2.1.Tên Dự án và địa điểm thực hiện Dự án đầu tư

Dự án sản xuất gỗ công nghiệp

- Địa điểm thực hiện Dự án đầu tư:

Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại Xuất nhập khẩu ... với diện tích 20.308,8m2 tại Khu Đồi Nấm, thị trấn Gia Khánh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam.

* Vị trí tiếp giáp của Dự án như sau:

+Phía Bắc tiếp giáp với Công ty Cổ phần Dũng Đạt

+ Phía Tây tiếp giáp với Đường tỉnh 310

+ Phía Đông tiếp giáp với cánh đồng thôn Bỉ, thị trấn Gia Khánh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc

+ Phía Nam tiếp giáp với vườn nhà dân thôn Bỉ, thị trấn Gia Khánh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc

Hình 1-1: Bản đồ vị trí Dự án

1.2.2.Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của Dự án đầu tư

+ Cơ quan thẩm duyệt thiết kế về phương án PCCC: Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tỉnh Vĩnh Phúc.

+ Cơ quan cấp Giấy phép môi trường (GPMT) của dự án đầu tư: UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

1.2.3.Quy mô của Dự án đầu tư:

Tổng vốn đầu tư của dự án: 109.804.900.000 VNĐ (Một trăm linh chín tỷ tám tăm linh tư triệu chín trăm nghìn đồng).

Theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, dự án được phân loại thuộc nhóm B: Dự án thuộc lĩnh vực sản xuất gỗ công nghiệp và cho thuê nhà xưởng có tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng (Theo khoản 3, điều 9 Luật Đầu tư công). Dự án thuộc mục số 2, phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ Môi trường.

Dự án được cấp giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường số 1928/GXN-UBND ngày 10/12/2019 của UBND huyện Bình Xuyên xác nhận Công ty Cổ phần đầu tư thương mại xuất khẩu ... cho Dự án: Sản xuất gỗ công nghiệp ngày 10 tháng 12 năm 2019. Tuy nhiên do tình hình dịch bệnh covid diễn ra trong thời gian dài, phức tạp và thị trường không ổn đinh nên dự án chưa đi vào hoạt động.

Căn cứ điểm a khoản 3 điều 41 Luật Bảo vệ môi trường, dự án thuộc thẩm thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

Loại hình Dự án: Dự án đầu tư mở rộng quy mô.

1.3.Công suất, công nghệ, sản phẩm của Dự án đầu tư

1.3.1.Công suất của Dự án đầu tư

Công suất của Dự án:

Bảng 1-1: Danh mục quy mô sản xuất của Dự án khi đi vào vận hành

 

STT

 

Tên sản phẩm

Quy mô công suất (m3/năm)

Mã ngành theo VSIC

Giai đoạn hiện tại

Giai đoạn mở rộng

I

Sản xuất, kinh doanh gỗ công

nghiệp

 

15.000

1621

1

Ván ép để làm cốt ván sàn

-

9.500

-

2

Ván  ép  phủ  film,  Melamine,

Laninate

-

5.500

-

II

Cho thuê nhà xưởng

0

2.000

6.810

1.3.2.Công nghệ sản xuất của Dự án đầu tư

a.Mục tiêu sản xuất

Sản xuất kinh doanh, kinh doanh gỗ công nghiệp, cho thuê nhà xưởng (chỉ cho thuê nhà xưởng phục vụ cho mục đích thương mại, dịch vụ vì theo báo cáo của Sở Xây dựng, vị trí này theo QHPKD1 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2133/QĐ- UBND ngày 29/6/2016 là đất thương mại, dịch vụ.

b.Quy trình sản xuất ván ép

Hình 1-2: Quy trình sản xuất ván ép

Thuyết minh quy trình sản xuất:

1.Nguyên liệu:

Nguyên liệu đầu vào là gỗ ván mỏng đã qua sơ chế được mua từ các công ty có uy tín tại các tỉnh như Phú Thọ, Yên Bái, ... Ván mỏng khi được nhập về sẽ được công nhân phân loại tại chỗ, nhưng tấm ván đạt yêu cầu sẽ được vận chuyển vào kho chứa nguyên liệu, những tấm vấn không đạt yêu cầu (nứt, gãy, ...) sẽ được hoàn trả lại nhà cung cấp.

2.Xử lý, ghép ván:

Nguyên liệu sau khi nhập kho được đưa đến công đoạn xử lý, cắt ghép trước khi chuyển sang các công đoạn sản xuất tiếp theo.

Xử lý: Nguồn nguyên liệu nhập về được sắp xếp các chủng loại có cùng kích thước để cắt theo khuôn, đảm bảo cho sản xuất. Công đoạn xử lý này cũng là công đoạn loại bỏ những điểm gỗ không đạt chất lượng và bù vào đó những mảnh gỗ đủ điều kiện để sản xuất.

Cắt ghép: Các láng gỗ sau khi được xử lý sơ bộ được ghép lại thành từng lớp với kích thước phù hợp với yêu cầu của từng loại sản phẩm.

Công đoạn này phát sinh chất thải rắn là các vụn gỗ thừa và các đầu mẩu sâu thối, đất, cát có kèm theo gỗ.

3.Tráng keo

Các tấm ván đạt yêu cầu sản xuất sẽ được đưa sang dây chuyền tráng keo, tại đây ván mỏng sẽ được tráng qua lớp keo hỗn hợp để tạo độ kết dính trước khi đi vào công đoạn dán keo.

Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, chủ dự án sử dụng 2 loại keo phục vụ cho công đoạn tráng keo:

- Keo E0, E1: Là loại keo không mùi, không cay được chủ dự án trực tiếp nấu trực tiếp tại Dự án, có hàm lượng ure và fomandehyt thấp, đạt tiêu chuẩn cho ván ép xuất khẩu.

Chủ dự án đã thực hiện thử nghiệm phát thải formaldehyde đối với các sản phẩm tấm gỗ ván ép theo hướng dẫn chung của ASTM D6007-14. "Phương pháp thử nghiệm tiêu chuẩn để xác định nồng độ Formaldehyde trong không khí từ các sản phẩm gỗ bằng buồng quy mô nhỏ." Kết quả phân tích cho thấy Nồng độ nền formaldehyde trong không khí nơi mẫu vật được điều hòa được ghi nhận ở mức <0,01 ppm. Áp dụng phương pháp phân tích khác, kết quả phân tích nồng độ Formandehyde cho kết quả = 0,015ppm (Kết quả đính kèm phụ lục báo cáo).

Phân loại Keo E1, E0 dựa trên hàm lượng Fomaldehyde như sau:

Bảng 1-2: Giới hạn nồng độ phát thải Fomaldehyde

 

Cấp độ gỗ

Kết quả phân tích

Giới hạn nồng độ phát thải Formaldehyde

 

Loại gỗ

Các nước áp dụng

E0/F***

0.015ppm

0.07ppm

PW

Nhật Bản, Australia,

 

Cấp độ gỗ

Kết quả phân tích

Giới hạn nồng độ phát thải Formaldehyde

 

Loại gỗ

Các nước áp dụng

 

 

 

MDF

Newzeland, Hàn Quốc, Tây Á

 

 

E1/F**

 

 

-

 

0.14ppm 0.10ppm

 

PW MDF

Nhật Bản, Australia, Newzeland, Hàn Quốc, các nước Tây Á

Quy trình công nghệ nấu keo được thể hiện qua các bước sau:

Hình 1-3: Quy trình nấu keo E1, E0

Bước 1: Nguyên liệu

Nguyên liệu, phụ gia được sử dụng cho quá trình nấu keo E0, E1 gồm: Fomadehyde, đạm Ure, phụ gia (Melamin, chất khử mùi,...) là các hóa chất không nằm trong danh mục cấm của Nhà nước, được cung cấp bởi các cơ sở kinh doanh hợp pháp trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài. Fomandehyde có những đặc tính như độ dai bền, được sử dụng chất bảo quản, được sử dụng trong sản xuất các polyme và các hóa chất khác. Khi kết hợp cùng với đạm, melamin, fomaldehyde tạo ra các loại nhựa phản ứng nhiệt cứng. Các loại nhựa này được sử dụng phổ biến như là chất kết dính lâu dài, làm keo dính gỗ cho sản xuất ván ép. Trước khi nhập kho, các nguyên liệu sẽ được kiểm tra ngoại quan về nhãn mác và các thông tin ghi trên bao bì. Nguyên vật liệu đạt yêu cầu được lưu kho, nếu không đạt yêu cầu sẽ hoàn trả lại nhà cung cấp.

Bước 2: Nấu + khuấy trộn

Hệ thống nấu keo bao gồm: Nồi nấu, hệ thống sinh hàn làm mát, hồi lưu formaldehyde hơi dung môi phát sinh. Hệ thống này nhằm đảm bảo cân bằng áp suất trong nồi nấu và đảm bảo lượng formaldehyde bay hơi trở lại nồi (không phát sinh ra môi trường), có thể tạo ra một mẻ keo dán trong thời gian trong 5 giờ. Hệ thống nấu keo bao gồm: Hơi nóng đến 90- 95º C, sau dó giảm nhiệt từ từ đến khoảng 40 độ sẽ dừng hệ thống làm mát (bằng hệ thống làm mát). Qúa trình giảm nhiệt từ 1 tiếng đến 1,5 tiếng.

- Nồi nấu: Lõi nồi, vỏ nồi, hệ thống cánh khuấy, van xả keo, hệ thống làm mát ở trong nồi (hệ thống cấp khí nóng từ nồi hơi)

+ Lõi và vỏ nồi: Nồi nấu được cấu tạo 3 lớp, lớp ngoài cùng là lớp chứa chất bảo ôn cách nhiệt có tác dụng không làm nóng lớp vỏ nồi, đảm bảo an toàn cho người sử dụng, lớp ở giữa (lớp 2) cấu tạo bằng inox chứa dung môi (nước), lớp trong cùng cấu tạo bằng sứ chứa nguyên liệu nấu keo.

+ Hệ thống nhiều cánh khuấy: hệ thống cánh khuấy động cơ khoảng 11kw, đường kính ngoài khoảng 2400mm, đường kính trong 2200mm.

-  Hệ thống đo nhiệt và khống chế nhiệt độ tự động được lắp đặt tự động.

-   Hệ thống bơm nước gia nhiệt nồi nấu: Nhiệt độ cung cấp cho dung dịch keo được cấp gián tiếp qua hệ thống ống ruột gà ở trong nồi nấu. Sau khi nấu 1 mẻ keo, nhờ van xả, nước gia nhiệt trong nồi nấu được tuần hoàn về hệ thống cung cấp, chỉ bổ sung lượng hao hụt do bốc hơi.

-   Hệ thống bơm làm mát vỏ nồi và sinh hàn liên tục: Sau quá trình nấu, nước nóng được thu hồi, nước làm mát được bơm vào. Hệ thống làm mát bằng nước trực tiếp được đưa qua lớp vỏ thứ 2 của nồi nấu bằng hệ thống bơm, nước làm mát sử dụng làm mát keo sau quá trình nấu trong quá trình ra keo. Sau khi keo được lấy ra hết, nhờ van xả nước làm mát được tuần hoàn về hệ thống làm mát.

Nguyên liệu, phụ gia (fomandehyde, đạm ure, melamin, phụ gia) được đưa vào lò qua miệng nồi nấu với tỷ lệ 5,5: 4: 0,3: 0,2 phụ gia khác tạo thành keo tinh thành phẩm, hoạt động này sẽ do công nhân thực hiện với sự hỗ trợ của thang xoắn ốc (do miệng ống ở trên cao). Toàn bộ quy trình nấu keo là một vòng tuần hoàn khép kín, không phát sinh nước thải ra bên ngoài. Nguyên liệu được cho vào máy trộn kín cùng với các chất phụ gia để thu được sản phẩm có độ nhớt và hàm lượng rắn như mong muốn. Hơi Fomandelhyde, NH3 và hơi dung môi phát sinh sẽ được thu hồi lại nồi nấu do đó không phát sinh hơi và khí thải ra ngoài môi trường.

Tùy theo đơn hàng, Chủ dự án sử dụng 01 nồi 30 tấn và 01 nồi 10 tấn để nấu keo phục vụ sản xuất. Còn 01 nồi 30 tấn để dự phòng.

Bước 3: Keo tinh:

Keo thu được sau quá trình nấu gọi lào keo tinh, keo sẽ được thu vào các thùng phi nhựa 1 m3 làm bằng nhựa HPDE, sau đó các thùng keo sẽ được vận chuyển đến khu vực máy tráng keo. Tại đây keo tinh được hệ thống bơm hút tự động hút vào máy tráng keo, hệ thống này bao gồm có các ru lô dẫn hưởng keo, khay thu gom keo ở dưới chân máy, đồng hồ đo để định lượng chính xác lượng keo hút vào. Để làm đặc keo nhằm làm tăng tính kết dính và khả năng bảo vệ bề mặt tấm ván, tại máy tráng keo, keo tinh sẽ được pha trộn thêm bột mỳ công nghiệp và bột màu vào máy tráng keo trộn kín để tạo thành hỗn hợp keo với tỷ lệ 80kg: 25kg: 0,5g cho 01 m3 ván trước khi tráng.

Tại công đoạn tráng keo (tùy thuộc vào đơn hàng sẽ sử dụng keo E0 hoặc keo El), công nhân sẽ đưa từng lớp ván vào trong máy tráng keo, tráng lần lượt từng lớp ván bằng 2 ru lô dẫn hướng kết hợp với keo để tráng lên bề mặt ván mỏng, tại đây, sẽ phát sinh mùi và lượng keo rơi vãi từ các ru lô sẽ được thu gom vào khay chứa. Ván sau khi được tráng keo được đưa sang dây chuyền dán ván.

4.Dán

Các tấm ván mỏng sau khi qua công đoạn tráng keo lần lượt sẽ được chuyển sang dây chuyền ghép ván, tùy thuộc vào các đơn hàng yêu cầu về kích thước ván ép, các tấm ván mỏng đã được tráng keo sẽ được xếp vuông góc tùng lớp theo hướng vân gỗ theo đúng kích thước.

5.Ép nguội

Sau khi vấn đã được dán lại với nhau theo đúng kỹ thuật, thuật sẽ được vận chuyển tới các máy ép nguội thủy lực là hệ thống máy ép không sử dụng nhiệt, chỉ dùng lực để ép với lực ép lớn nhất 50 tấn, thời gian ép là 20-30 phút/lượt, các tấm ván lại sau quá trình dán ván để keo được thẩm thấu tốt hơn, tấm ván cứng hơn, các lớp gỗ được liên kết với nhau và định hình kích thước cho thành phẩm trước khi thực hiện công đoạn ép nóng.

6.Ép nóng

Công đoạn này thực hiện sau công đoạn ép nguội, tấm ván ép đã được định hình sẽ được chuyển sang khâu ép nóng. Nhiệt độ ép được cài đặt ở 130oC, thời gian ép nhiệt là 15-20 phút/lượt. Tại đây, công nhân chuyển các tấm ván vào các khe của máy ép nóng bằng thủ công. Dưới tác dụng của lực ép của máy 160-800 tấn các tấm ván được ép chặt, để tăng thêm độ chắc chắn, các lớp keo liên kết với nhau khăng khít hơn, hoàn thiện hơn và tăng cường khả năng chống chọi với các điều kiện khắc nghiệt của thời tiết trong quá trình sử dụng như: mưa, nắng, độ ẩm cao... Nhiệt được sử dụng trong quá trình ép nóng là do hoạt động của nồi dầu tải nhiệt.

7.Bả

Sau quá trình ép nóng, một vài tấm ván dán sẽ phát sinh các lỗi như nứt, lõm...Để đảm bảo tính thẩm mỹ và yêu cầu sản phẩm đầu ra, nhân viên sẽ tiến hành bả bù lên mặt các ván bằng bột bả (bột đá - CaCO3).

8.Cắt cạnh tự động

Ván gỗ được vận chuyển đến máy cắt cạnh tự động, tại đây, các tấm ván ép được đưa đến máy cắt để cắt cạnh cho bằng phẳng, các góc đạt yêu cầu về thẩm mỹ và kích thước. Chất thải rắn (mùn cưa), bụi gỗ phát sinh trong công đoạn này sẽ được thu gom vào kho chứa chất thải rắn. Sau công đoạn này. Ván ép làm cốt ván sàn không ép phim (ván loại A) được đóng gói và xuất hàng.

Để sản xuất Ván ép phủ film, Melamine, Laninate (ván loại B), Ván ép làm cốt ván sàn sẽ tiếp tục chuyển sang công đoạn tiếp theo.

9.Lăn keo mặt

Ván ép loại B sau khi đã hoàn tất các quy trình sản xuất ván ép, ván ép đã đạt được theo tiêu chuẩn về kích thước và chất liệu, tùy thuộc vào các đơn hàng yêu cầu phủ phim cho ván dán, công nhân sẽ tiến hành lăn keo mặt để phủ phim trên bề mặt ván.

10.Ép phim

Phim dán còn được gọi là mặt gỗ laminate là loại mặt nhựa tổng hợp có độ dày khoảng 0.5 đến 1.0mm tùy thuộc vào từng mẫu khác nhau.Ván sau khi dán phim sẽ được ép nguội sau đó sẽ được xếp lên các khe của máy ép nóng, tại đây nhờ lực ép lớn, lớp phim dán dính chặt lên bề mặt ván dán. Lớp phim này có nhiệm vụ bảo vệ các lớp gỗ bên trong khỏi sự xâm nhập của nước và không bị xước, từ đó tăng tuổi thọ cho ván và đảm bảo hơn về tính thẩm mỹ.

11.Cắt cạnh, làm sạch

Sản phẩm ván ép hoàn chỉnh trước khi được phân loại và xếp kho sẽ được máy cắt cạnh tự động cắt cạnh thừa. Chất thải rắn (mùn cưa), bụi gỗ phát sinh trong công đoạn này sẽ được thu gom vào kho chứa chất thải rắn.

12.Kiểm tra và xếp kho

Là khâu quan trọng nhất, bắt đầu từ khâu kiểm tra nguyên phụ liệu đầu vào và công tác kiểm tra được tiến hành nghiêm ngặt ở tất cả các công đoạn trước khi chuyển sang khâu đóng gói thành phẩm. Sản phẩm sau công đoạn kiểm tra, đạt chất lượng yêu cầu sẽ được đưa vào kho chờ xuất hàng.

Ngoài ra, các ván chất lượng kém, mùn cưa, mép ván, phần dư thừa của gỗ sẽ được tận dụng để làm nguyên liệu đốt cho nồi hơi bằng nước của dự án.

Quy trình cho thuê nhà xưởng

Tổng diện tích xưởng cho thuê của Dự án là 2.000 m2. Chủ dự án bố trí một phần nhà xưởng dư thừa để cho đơn vị khác thuê lại làm văn phòng, nhà xưởng. Chủ dự án chỉ cho thuê nhà xưởng phục vụ cho mục đích thương mại, dịch vụ.

Hình 1-4: Cho thuê nhà xưởng

1.3.3.Sản phẩm của Dự án đầu tư

Sản xuất, kinh doanh gỗ công nghiệp công suất: 15.000 m3/năm (tương đương 90.000 m2/sản phẩm/năm). (tương đương với khoảng 10.800 tấn sản phẩm/năm, tính trung bình 0,72 tấn/m3 gỗ sản phẩm).

-  Ván ép để làm cốt ván sàn (Ván loại A): khoảng 9.500 m3/năm;

-  Ván ép phủ film, melamine, Laminate (Ván loại B): khoảng 5.500m3/năm.

-  Cho thuê nhà xưởng: 2.000 m2.

1.4.Nguyên liệu, nhiêu liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hoá chất sử dụng

1.4.1.Nhu cầu nguyên, nhiên liệu sử dụng của Dự án

Giai đoạn cải tạo, lắp đặt máy móc thiết bị

Nguyên, vật liệu sử dụng trong giai đoạn cải tạo, lắp đặt máy móc thiết bị của Dự án như sau:

Bảng 1-3: Thống kê nguyên, vật liệu dự kiến sử dụng trong giai đoạn cải tạo, lắp đặt máy móc thiết bị

STT

Tên vật liệu

Đơn vị

Khối lượng

Khối lượng quy đổi sang tấn

1

Tấm xốp EPS-PVC

m3

67,5

1,15

2

Vách ngăn Panel

m3

745

0,8

3

Sắt, thép các loại

Tấn

5

5

4

Phụ kiện (vít, dây

điện,…)

kg

250

0,25

Tổng

7,2

(Lượng nguyên vật liệu được quy đổi như sau: 1 m3 tấm xốp = 17kg, 1 m3 tấm vách ngăn: 20kg)

Nguyên, vật liệu được mua từ các đại lý chuyên cung cấp vật liệu tại địa phương. Lượng nguyên, vật liệu chỉ mang tính chất tương đối, Chủ Dự án sẽ điều chỉnh phù hợp quá trình công trình phục vụ cho hoạt động của dự án đạt hiệu quả cao nhất.

Nhu cầu sử dụng điện

-   Nguồn cấp: Nguồn điện từ mạng lưới điện của Công ty Điện lực Vĩnh Phúc – Chi nhánh huyện Bình Xuyên.

-  Ước tính nhu cầu sử dụng điện cho hoạt động cải tạo nhà xưởng và lắp đặt máy móc, thiết bị khoảng 3.000 kWh/tháng.

Nhu cầu sử dụng nước

-  Nguồn cấp: Nguồn cấp nước cấp cho hoạt động cải tạo dự án là nước ngầm.

-  Ước tính nhu cầu sử dụng nước của Dự án cho hoạt động cải tạo nhà xưởng và lắp đặt máy móc, thiết bị với khoảng 10 công nhân làm việc thường xuyên tại Dự án. Theo TCXDVN 33:2006 – Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế và TCVN 4513:1988 – Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế, định mức nước cấp sinh hoạt cho mỗi người là 45 lít/người.ngày (đơn vị thi công không nấu ăn tại Dự án). Như vậy, lưu lượng nước sinh hoạt của đơn vị thi công khoảng 0,45 m3/ngày.

Giai đoạn vận hành

Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu phục vụ giai đoạn vận hành của Dự án:

Bảng 1-4: Các nguyên, nhiên liệu phục vụ giai đoạn vận hành ổn định của Dự án

STT

Nguyên, nhiên liệu/hoá chất

Đơn vị

Khối lượng

Hệ số quy đổi

Khối lượng (tấn/năm)

I

Nguyên liệu

 

 

 

9.637,23

1

Ván nguyên liệu

m3/năm

17.000

0,5 tấn/m3

8.500

STT

Nguyên, nhiên liệu/hoá chất

Đơn vị

Khối lượng

Hệ số quy đổi

Khối lượng (tấn/năm)

2

Phim dán

m2/năm

1.500

1,53x10-4

tấn/m2

0,23

3

Bột bả

Tấn/năm

1

-

1

4

Bột mì

Tấn/năm

200

-

200

5

Củi, viên gỗ

Tấn/năm

936

-

936

II

Hoá chất

 

 

 

3.000,01

1

Đạm ure

Tấn/năm

1.200

-

1.200

2

Formandethit

Tấn/năm

1.650

-

1.650

3

Melanin

Tấn/năm

90

-

90

4

Amoniac

Tấn/năm

20

-

20

5

NaOH

Tấn/năm

40

-

40

6

Hóa chất clo

kg/năm

10

10-3 tấn

0,01

III

Nhiên liệu

 

 

 

62,4

1

Dầu DO

m3/năm

73,410

0,85x10-3

tấn/m3

62,4

Nguồn: Đề xuất điều chỉnh Dự án Đầu tư

Nhu cầu sử dụng điện:

-   Nguồn cấp: Nguồn điện từ mạng lưới điện của Công ty Điện lực Vĩnh Phúc – Chi nhánh huyện Bình Xuyên.

-   Khi Dự án đi vào hoạt động ổn định nhu cầu sử dụng điện cho các hoạt động của Dự án ước tính khoảng 45.000 kWh/tháng.

Nhu cầu sử dụng nước:

-  Nguồn cấp:

+ Nước cấp sinh hoạt đc cấp từ nguồn nước ngầm khu vực.

+ Nước cấp sản xuất được chủ dự án nước mua nước sạch ở các đơn vị cung cấp nước sạch bên ngoài dự án.

-  Nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động sản xuất của Dự án:

+ Nước cấp sinh hoạt:

Khi Dự án đi vào hoạt động ổn định, dự kiến có 60 công nhân viên làm việc tại Dự án. Do đó, nhu cầu sử dụng nước tại dự án là: 60 người x 45 (lít/người/ngày) = 2,7m3/ngày.

Khi Dự án đi vào hoạt động, cho thuê nhà xưởng nhằm mục đích phục vụ mục đích thương mại, dịch vụ, do đó, số lượng công nhân hoạt động tại các đơn vị cho thuê nhà xưởng khoảng 10 lao động. Theo tính toán nhu cầu sử dụng nước của mỗi nhân công khoảng 45 lít/người/ngày, lưu lượng nước thải phát sinh tối đa là 0,45m3/ngày.

Sử dụng nguồn nước sạch và nước ngầm của dự án.

+ Nước sản xuất:

Bảng 1-5: Nhu cầu sử dụng nước trong quá trình sản xuất

 

STT

Mục đích sử dụng nước

Lưu lượng sử dụng ổn định

 

Ghi chú

Nhu cầu sử dụng

m3/ngày

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

Nước cấp cho sử dụng nồi hơi đốt dầu 2 tấn/h

Lưu lượng sử dụng tối đa 2m3/h, mỗi ngày dự kiến hoạt động cấp hơi trung bình 2,5 h nên lượng nước sử dụng cho nồi hơi là 5m3/ngày. Tuy nhiên lượng nước sử dụng được tuần hoàng và chỉ bổ sung lượng hao hụt do quá trình bốc hơi khoảng 1/5 lượng nước sử dụng.

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

Nước sạch, nước được sử dụng tuần hoàn, không thải ra ngoài môi trường

 

2.2

Nước   cấp   cho    hệ thống nước làm mát

 

2m3/lần/2 tuần

 

0,2

Nước sạch, dùng để làm mát máy, được sử dụng tuần hoàn

 

 

 

 

2.3

Nước cấp cho hệ thống xử lý bụi, khí thải từ quá trình đốt nhiên liệu củi, gỗ công suất 16.075m3/h

 

 

 

 

0,5m3/1 tháng

 

 

 

 

0,02

Nước sạch, nước bổ sung hằng ngày vào bể hấp thụ hệ thống xử lý bụi, khí thải của lò đốt củi, 1 năm thay 4 lần, thải bỏ theo chất thải công nghiệp thông thường

 

 

2.4

Nước cấp cho việc tráng rửa dụng cụ nấu keo và thùng đựng keo

Sử dụng 0,3 m3 nước để tráng rửa dụng cụ nấu keo và 0,5 m3 nước để tráng các thùng đựng keo

 

 

0,8

Sử dụng nước sạch, lượng nước rửa được lắng tại 02 thùng 500lit và tái sử dụng cho các lần sau.

 

Tổng

 

2,02

 

Nguồn: Công ty Cổ phần đầu tư Thương mại xuất nhập khẩu..

- Trung bình, mỗi ngày chủ dự án sử dụng 3 m3 nước sạch ở các đơn vị cung cấp nước sạch bên ngoài dự án. Ngoài ra, nhu cầu sử dụng nước của dự án còn phục vụ cho hoạt động PCCC và tưới sân đường. Tuy nhiên, nguồn nước cho hoạt động PCCC chỉ sử dụng khi có sự cố xảy ra.

1.5.Các thông tin khác liên quan đến Dự án đầu tư

1.5.1.Các hạng mục công trình của Dự án đầu tư

Các hạng mục công trình của Dự án cụ thể như sau:

Bảng 1-6: Quy mô các hạng mục công trình của Dự án

STT

Hạng mục

Đơn vị

Diện tích

Ghi chú

I

Các hạng mục công trình chính

1

Nhà điều hành (2 tầng)

m2

179,16

 

Cải tạo nhà xưởng

2

Nhà xưởng sản xuất (xưởng 1 và 2)

m2

6268,68

3

Nhà kho

m2

1886,5

Tiếp tục sử dụng

II

Các hạng mục công trình phụ trợ

5

Nhà bảo vệ

m2

9,6

Tiếp tục sử dụng

6

Trạm điện

m2

56,8

Tiếp tục sử dụng

7

Nhà ăn

m2

41,36

Tiếp tục sử dụng

8

Bể nước làm mát

m2

493,7

Cải tạo lại

9

Sân, khuôn viên, đường nội bộ

m2

6.223

Tiếp tục sử dụng

10

Hệ thống điện chiếu sáng

Hệ thống

-

Cải tạo lại

11

Hệ thống PCCC, chống sét

Hệ thống

-

Tiếp tục sử dụng

12

Diện tích đất cây xanh

m2

5.150

Tiếp tục sử dụng

III

Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường

1

Kho lưu giữ chất thải sinh hoạt

m2

10

Cải tạo lại

2

Kho lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường

m2

70

Cải tạo lại

3

Kho lưu giữ chất thải nguy hại

m2

50

Cải tạo lại

4

Hệ thống thoát nước mưa

Hệ thống

-

Cải tạo lại

5

Hệ thống thoát nước thải

Hệ thống

-

Cải tạo lại

6

Bể tự hoại

m3

12

Tiếp tục sử dụng

7

Hệ thống xử lý nước thải công suất 5m3/ngày.đêm

Hệ thống

1

Xây, lắp đặt mới

STT

Hạng mục

Đơn vị

Diện tích

Ghi chú

8

Hệ thống xử lý bụi nhà xưởng lưu lượng 45.000 m3/h

Hệ thống

1

Lắp đặt mới

 

9

Hệ thống xử lý khói bụi của nồi dầu tải nhiệt đốt củi công suất 16.075 m3/h

 

Hệ thống

 

1

 

Lắp đặt mới

Nguồn: Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại xuất nhập khẩu...

Các hạng mục, công trình chính

Khu nhà xưởng

Nhà điều hành 2 tầng

Được xây dựng với chiều cao tầng 1 là 3,6m chiều cao tầng 2 là 3,4m; kết cấu móng đơn BCTC M200, kết hợp hệ khung cột, dầm, sản, cầu thang BCTC M200 chịu lực, tường bao, tường ngăn xây gạch bê tông 22×10.5×6 cm rỗng 2 lỗ VXM M50; mái xây thu hồi kết hợp xà gỗ thép C125, dày 2,5 ly, lợp tôn nền sản lát gạch ceramic 600x600, khu vệ sinh lát gạch chống trơn 300x300; cửa đi, cửa sổ, vách bằng khung nhựa lõi thép, kinh 5 ly, bậc tam cấp, cầu thang lát đá granite, lan can tay vịn gỗ nan thép inox; tòa nhà bả matit lăn sơn.

Khu nhà xưởng 1

Được xây dựng theo kiểu nhà xưởng công nghiệp, chiều cao đỉnh cột một số vị trí theo yêu cầu về sử dụng, độ dốc mái 10%, đình mãi cao 7,75m so với cột nền nhà, kết cấu móng đơn BCTC M250 dưới cột kết hợp hệ giằng móng BTCT M250: kết cấu phần thân, mái bằng khung thép tiền chế hệ kèo thép kiểu zamin: H(750-500- 750)x295x8x10; kết cấu mái gồm hệ giằng mái, khung cửa trời kết hợp xà gỗ thép, trên lợp mái tôn dày 0,47 ly; kết cấu bao che xây tường gạch bê tông rỗng, nền bằng bê tông cốt thép M250 dày 15 cm.

Khu nhà xưởng 2

Xây dựng theo kiểu nhà xưởng công nghiệp, chiều cao đỉnh cột một số vị trí theo yêu cầu về sử dụng, độ dốc mái 10%, định mái cao 13,5m so với cốt nền nhà, kết cấu móng đơn BTCT M250 dưới cột kết hợp hệ giằng móng BTCT M250; kết cấu mái gồm hệ giằng mái, khung cửa trời kết hợp xả gỗ thép, trên lợp mái tôn dày 0,47 ly.; kết cấu bao che xây dường gạch bê tông rỗng, nền bằng bê tông cốt thép M250 dày 15 cm.

Nhà kho

Khu nhà kho xây dựng theo kết cấu nhà khung bê tông cốt thép chịu lực, mái lợp tôn, vì kèo thép, xà gồ thép, móng băng; Tường xây gạch chỉ 220, vữa xi măng cát vàng mác 50, nền đổ bê tông.

Các hạng mục công trình phụ trợ

Nhà bảo vệ

-  Nhà bảo vệ: Có diện tích 35,5 m; Tưởng xây gạch chịu lực, cửa ra vào bằng gỗ, cửa sổ bằng kính có hoa sắt bảo vệ, mái lợp Proximăng, xà gồ thép 150x50x5, tưởng thu hồi 220 bổ trụ, sản bê tông cốt thép đỗ tại chỗ dày 10cm, nền lát gạch 300x300, lót vữa xi măng M50 dày 20cm.

Hệ thống sản, đường phụ trợ

Sân bãi được trải thảm bê tông mác 150 dày 10 cm, độ dốc thoái 4%. Dưới lớp thảm bê tông là lớp đá dâm và dưới cùng là lớp đã học dày 40 cm, đạt tiêu chuẩn xây dung (YEC-1190 DAN/cm³).

Hệ thống cây xanh

Bảo đảm điều hòa không khí, chống bụi và tiếng ồn trong quá trình hoạt động sản xuất. Loại cây được lựa chọn là loại có diện tích phủ bóng mát tốt, dễ sinh trưởng và phát triển. Mật độ cây xanh chiếm 20% tổng diện tích thực hiện dự án.

Hệ thống cấp điện

Điện được lấy từ điện quốc gia. Vị trí đấu nối đã thỏa thuận với điện lực tỉnh Vĩnh Phúc. Xây dựng đường dây cáp ngầm để đảm bảo mỹ quan. Hiện tại đã có trạm điện 2500KV nhưng cần sửa chữa cải tạo vì trạm điện đã để lâu và xuống cấp.

Hệ thống phỏng cháy chữa cháy (PCCC)

+ Hệ thống phòng cháy: Hệ thống báo chảy tự động, hệ thống đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ lối thoát nạn,...

+ Hệ thống chữa cháy: Được trang bị hệ thống cấp nước chữa cháy vách tưởng, hệ thống bình CO2 cứu hỏa tình trạng tốt.

+ Bể chứa nước chữa cháy được xây dựng cạnh xưởng 2: thể tích 60 m3, với kích thước dài x rộng x cao = 3m x 3m x 7m, kết cấu xây dựng Thành được xây bằng gạch đặc, trát vữa xi măng mác 150, dày 25mm, trát vữa XM mác 150, dày 25mm. Đây bể được đổ bê tông cốt thép đan 200#, dày 100.

Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường

Hệ thống thoát nước mưa:

Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế kết hợp giữa hệ thống rãnh xây có nắp đan hở rãnh và hệ thống cống ngầm. Tuyến rãnh thoát nước được thiết kế cho các công trình xây dựng có điều kiện cải tạo nền (san nền tương đối bằng phẳng) có kích thước B = 0,5 m; H= 0,3 -5 m xây dựng dọc theo tuyến đường, từ đó thoát ra hệ thống thoát nước chung của khu vực.

Nước mưa trên mái xưởng, mái nhà điều hành, nhà kho,... được thu gom bằng ống nhựa PVC D200mm sau đó qua song chắn rác ra hệ thống thoát nước mưa của công ty.

- Nước mưa từ trên mái xưởng 2, được thu gom vào ống nhựa PVC D200 dẫn về bể chứa nước phòng cháy chữa cháy, xây dựng cạnh nhà xưởng.

Hệ thống thoát nước thải

Tại khu vực vệ sinh, nước thải sinh hoạt được thu theo các trục ống kỹ thuật PVC D140mm chôn chìm trong lòng tường để đảm bảo mỹ quan, các đường ống đi ngang được lắp đặt trong trần kỹ thuật của khu vực vệ sinh. Theo các đường ống này, nước thải được dẫn vào ga thu khu vực bể tự hoại cải tiến Bastaf của Công ty, sau đó chảy ra hệ thống thoát nước chung của khu vực.

Bể tự hoại

Bể tự hoại được xây ngầm với thể tích 12m3, nền móng bê tông cốt thép, trát vữa xi măng mác 150#, dưới nền được lót lớp đệm cát. Thành được xây dựng bằng gạch đặc, trát vữa xi măng mác 150, dày 25mm, đậy tấm đan BTCT 200#, dày 100.

Kho chứa chất thải

Các kho chất thải được xây dựng ở khu vực phía Nam khu đất thực hiện Dự án. Kho được xây dựng bằng tường gạch, có mái che và nền được gia cố đảm bảo không thấm nước. Khi triển khai dự án sẽ tiến hành cải tạo lại các kho chứa đảm bảo theo đúng quy định.

Hệ thống xử lý nước thải

Chủ dự án dự kiến xây dựng 01 hệ thống xử lý hệ thống nước thải sinh hoạt công suất 5 m3/ngày.đêm bằng công nghệ sinh học.

Hệ thống xử lý khí thải

Chủ dự án dự kiến lắp đặt 01 hệ thống xử lý bụi, khí thải phát sinh tại công đoạn chà nhám bằng thiết bị Cyclon công suất 45.000m3/h và 01 hệ thống xử lý bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động đốt nhiên liệu của nồi dầu tải nhiệt đốt củi công suất 16.075m3/h.

1.5.2.Nhu cầu sử dụng máy móc, thiết bị

Giai đoạn cải tạo nhà xưởng, lắp đặt máy móc thiết bị

Bảng 1-7: Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động cải tạo nhà xưởng, lắp đặt máy móc thiết bị

Stt

Các loại máy móc thi công

Xuất xứ

Năm sản

xuất

Số lượng

Tình trạng

1

Máy khoan

Việt Nam

2022

04

Mới 95%

2

Máy cắt

Việt Nam

2022

02

Mới 90%

3

Máy bắn ốc

Việt Nam

2022

02

Mới 90%

4

Xe tải

Trung Quốc

2018

01

Mới 85%

Nguồn: Báo cáo đầu tư của Dự án

Giai đoạn vận hành

Nhu cầu sử dụng máy móc, thiết bị của nhà máy trong giai đoạn vận hành được trình bày chi tiết trong bảng sau:

Bảng 1-8: Nhu cầu sử dụng máy móc thiết bị của Dự án

STT

Tên thiết bị

Số lượng

Xuất xứ

Tình trạng

1

Máy lăn keo và thiết bị phụ trợ

1

Trung Quốc

Mới 100%

2

Máy lăn keo mặt và thiết bị phụ trợ

1

Trung Quốc

Mới 100%

STT

Tên thiết bị

Số lượng

Xuất xứ

Tình trạng

3

Băng tải xếp ván và thiết bị phụ trợ

2

Trung Quốc

Mới 100%

4

Máy ép nguội từ trên xuống và thiết bị phụ trợ

4

Trung Quốc

Mới 100%

5

Máy ép nóng 18 khe và thiết bị phụ trợ

3

Trung Quốc

Mới 100%

6

Máy ép nóng 15 khe và thiết bị phụ trợ

1

Trung Quốc

Mới 100%

7

Máy chà nhám

1

Trung Quốc

Mới 100%

8

Máy chà tính

2

Trung Quốc

Mới 100%

9

Máy cắt cạnh tự động

1

Trung Quốc

Mới 100%

10

Nồi hơi 2 tấn

1

Trung Quốc

Mới 100%

11

Nồi dầu tải nhiệt công suất 1,2 triệu Kcal/h

1

Trung Quốc

Mới 100%

12

Hệ thống nồi khuấy keo 30 tấn (trong đó 01 nồi dự phòng)

2

Trung Quốc

Mới 100%

13

Hệ thống nồi khuấy keo 10 tấn

1

Trung Quốc

Mới 100%

14

Hệ thống hút bụi, lọc bụi

1

Trung Quốc

Mới 100%

15

Máy nén khí

1

Trung Quốc

Mới 100%

16

Băng tải xếp ván

02

Trung Quốc

Mới 100%

17

Máy phát điện

01

Trung Quốc

Mới 100%

Nguồn: Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại xuất nhập khẩu

1.5.3.Tiến độ thực hiện Dự án

Theo kế hoạch của Chủ đầu tư Dự án thì tiện độ thực hiện Dự án như sau:

+ Giai đoạn xây dựng: Hoạt động cải tạo nhà xưởng, lắp đặt máy móc thiết bị: Tháng 9/2023 đến tháng 11/2023.

+ Giai đoạn vận hành: Hoạt động với công suất ổn định: Tháng 12/2023.

Nhu cầu sử dụng lao động:

Trong giai đoạn hoạt cải tạo nhà xưởng, lắp đặt máy móc, thiết bị:

+Số lượng cán bộ công nhân đơn vị thi công: 10 người. Trong giai đoạn hoạt động:

+Số lượng cán bộ công nhân viên làm việc giai đoạn hoạt động của Dự án: 60 người.

Chế độ làm việc và chính sách lao động

- Dự án tuân thủ các quy định hiện hành của Bộ luật lao động Việt Nam về các vấn đề liên quan đến lao động và hợp đồng lao động.

- Chế độ làm việc: 1 ca làm việc là 8h/ca. Số ngày làm việc là 26 ngày/tháng. Nhân viên và người lao động được ký hợp đồng lao động theo quy định của Luật lao động và các chế độ khác theo quy định của Nhà nước

>>> XEM THÊM: Dịch vụ lập dự án trồng rừng phủ xanh đồi trọc kết hợp khu du lịch sinh thái dưới tán rừng

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28B Mai Thi Lựu, P. Sài Gòn, TP.HCM 
Hotline: (028 22 142 126 - 0903 649 782 
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn 
Website: www.minhphuongcorp.comwww.khoanngam.com;  www.lapduan.com;

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha