Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường nhà máy sản xuất chăn len và sợi các loại

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường nhà máy sản xuất chăn len và sợi các loại với tổng công suất 156.000 sản phẩm/ năm.

Ngày đăng: 09-07-2025

9 lượt xem

MỤC LỤC........................................................................................................... i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................. iv

DANH MỤC BẢNG.............................................................................................. v

CHƯƠNG I............................................................................................................. 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY....................................................................... 1

1. Tên chủ cơ sở........................................................................................................... 1

2.    Tên cơ sở....................................................................................................................... 1

3.    Công suất, công nghệ, sản phẩm của công ty.......................................................... 2

3.1.   Công suất hoạt động của công ty...................................................................... 2

3.2.   Công nghệ sản xuất của công ty................................................................... 2

4.   Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của công ty...... 8

4.1.   Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu..................................................................... 8

4.2.   Nhu cầu sử dụng nhiên liệu................................................................................ 11

4.3.   Nhu cầu sử dụng nước........................................................................................... 11

4.4   Nhu cầu sử dụng điện........................................................................................... 13

5.    Các thông tin khác liên quan đến công ty.................................................................. 14

5.1.   Các hạng mục công trình của công ty................................................................... 15

5.2.   Danh mục máy móc thiết bị của công ty................................................................ 16

CHƯƠNG II.......................................................................................................... 19

SỰ PHÙ HỢP CỦA CÔNG TY VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG..... 19

1.   Sự phù hợp của công ty đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường....19

2.   Sự phù hợp của công ty đối với khả năng chịu tải của môi trường........................ 20

Chương III.................................................................................................................. 21

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ......... 21

1.   Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải.................. 21

1.1.   Thu gom, thoát nước mưa................................................................................. 21

1.2.   Thu gom, xử lý, thoát nước thải.......................................................................... 22

2.   Công trình, biện pháp xử lý khí thải................................................................ 26

2.1.   Khí thải từ khu vực sản xuất................................................................................. 26

2.2.   Mùi hôi từ khu vực tạm chứa chất thải.............................................................. 30

3.   Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường............................ 30

3.1.   Đối với chất thải rắn sinh hoạt............................................................................ 30

3.2.   Biện pháp giảm thiểu chất thải rắn công nghiệp thông thường..................... 31

4.   Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại............................................. 31

5.   Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung............................................. 32

6.   Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong hoạt động sản xuất của cơ sở... 33

6.1.   Phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ............................................................... 33

6.2.   Phòng chống sự cố thiên tai................................................................................ 34

6.3.   Sự cố hệ thống xử lý khí thải............................................................................. 34

6.4.   Sự cố tràn đổ hóa chất...................................................................................... 35

6.5.   Sự cố hệ thống xử lý, thu gom, tập trung nước thải................................ 35

6.6.   Sự cố kho chứa chất thải.......................................................................... 35

6.7.   Đảm bảo an toàn lao động............................................................................... 36

6.8.   Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác................................................. 36

CHƯƠNG IV............................................................................................ 37

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.......................... 37

1.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải....................................... 37

2.   Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải...................................... 38

CHƯƠNG V................................................................................................ 40

KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ............................. 40

1.   Kết quả quan trắc môi trường đối với nước thải................................... 40

2.   Kết quả quan trắc định kỳ với bụi, khí thải....................................... 59

CHƯƠNG VI............................................................................................. 61

CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CÔNG TY................ 62

1.   Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải.......... 62

2.  Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật... 62

2.1.   Chương trình quan trắc môi trường định kỳ................................. 62

2.2.   Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải.................... 63

2.3.   Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm................... 63

CHƯƠNG VII............................................................................................ 65

KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÔNG TY......... 65

CHƯƠNG VIII............................................................... 66

CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ................................. 66

CHƯƠNG I.

THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY

1.Tên chủ cơ sở

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CHĂN LEN – DỆT MAY

-   Địa chỉ cơ sở: ..... Đinh Bộ Lĩnh, phường Năng Tĩnh, thành phố Nam Định

-  Người đại diện theo pháp luật của công ty:........

-  Chức vụ: Giám đốc

-  Số điện thoại:........

- Mã số thuế: ...............................

Đơn vị sở hữu là Tổng công ty cổ phần Dệt may được Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Nam Định cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với mã số doanh nghiệp là .., đăng ký lần đầu ngày 25/12/2007, thay đổi lần 9 ngày 11/09/2024. Nhà máy chăn là một đơn vị thành viên của Tổng công ty Cổ phần Dệt may. Tuy nhiên, để thuận tiện trong quá trình sản xuất, Nhà máy chăn đã tách ra thành Công ty TNHH một thành viên Chăn len – Dệt may. Công ty TNHH Một thành viên Chăn len – Dệt may đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên với mã số doanh nghiệp .., đăng ký lần đầu ngày 28/12/2009, đăng ký thay đổi lần 6 ngày 28/12/2021. Tổng công ty CP Dệt may và Công ty TNHH một thành viên Chăn len – Dệt may Nam Định đã ký kết hợp đồng 05/HĐKT/DMNĐ-CHAN ngày về việc thuê tài sản trên đất 01/01/2025.

2.Tên cơ sở

NHÀ MÁY CHĂN

- Địa điểm cơ sở: ....Đường Đinh Bộ Lĩnh, Phường Năng Tĩnh, Thành phố Nam Định, Tỉnh Nam Định.

- Cơ quan thẩm định Đề án bảo vệ môi trường: Sở Tài nguyên và môi trường Nam Định tỉnh Nam Định.

+ Quyết định về việc phê duyệt đề án bảo vệ môi trường số 1257/QĐ-STNMT của Sở tài nguyên và môi trường ngày 08/09/2009 về việc phê duyệt đề án bảo vệ môi trường của “Nhà máy Chăn”.

- Quy mô của cơ sở:

+ Quy mô: Căn cứ theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số .... đăng ký lần đầu ngày 28/12/2009, đăng ký thay đổi lần 6 ngày 28/12/2021 thì số vốn của cơ sở là 5.000.000.000 đồng (Năm tỷ Việt Nam đồng). Theo Luật đầu tư công thì dự án thuộc nhóm C.

Cơ sở đã được Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Nam Định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường số 1257/QĐ-STNMT ngày 08/09/2009, Căn cứ vào khoản 2 điều 39; điểm c, khoản 3 điều 41 và khoản 2 điều 171 Luật Bảo vệ môi trường ngày 17/11/2020 thì cơ sở thuộc đối tượng phải thực hiện Giấy phép môi trường trình Sở tài nguyên mà môi trường Nam Định, theo phụ lục X, Nghị định 05/2025/NĐ-CP nghị định về sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 quy định chi tiết một số điều của luật bảo vệ môi trường. Cơ quan thẩm định giấy phép môi trường là Sở tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định.

3.Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở.

3.1.Công suất hoạt động của cơ sở:

Ngành nghề chính của công ty là sản xuất chăn chiên và các loại sợi len với công suất như sau:

Bảng 1: Công suất sản xuất của cơ sở

STT

Ngành nghề sản xuất

Công xuất thiết kế

Công suất hiện tại

1

Sợi các loại

324.000

72.000

2

Chăn len

120.000

84.000

3.2.Công nghệ sản xuất của cơ sở

Quy trình sản xuất sợi len

Hình 1: Sơ đồ quy trình sản xuất của sợi len

*Thuyết minh quy trình

Top Acrylic loại 3D được nhập khẩu gồm 2 loại:

-  Loại đã nhuộm theo yêu cầu

-  Loại chưa nhuộm màu (Top mộc)

Khi đưa vào sản xuất bắt đầu từ công đoạn ghép 1 FBL 415 qua ghép 2 FBL 426 qua ghép 3 FBL 432 làm cho con cúi đều nhau, có độ nhỏ theo yêu cầu và các xơ được duỗi thẳng song song. Sau đó chuyển tiếp qua máy sợi thô vê, kết quả là từ con cúi ra sợi thô có Nm từ 1,3-1,5. Tiếp theo, chuyển qua máy sợi con được sản phẩm là sợi con có Nm 40. Các ống sợi con được đánh lại thành quả to có trọng lượng từ 1,5-2kg có chiều dài liên tục. Sau đó, qua máy đậu chập 2 sợi rồi qua máy xe nồi, sản phẩm sau khi qua máy xe nồi có độ săn 237X/m và có độ bền nhất định. Sau đó, qua máy guồng tạo thành các con sợi có trọng lượng 0,25-0,3 kg/con.

Từ đây, nếu là sợi màu thì qua công đoạn hấp định hình bằng hơi nước bão hoà tạo xốp cho len. Cuối cùng là đánh ống từ con len ra quả len có trọng lượng từ 0,8-1,2kg rồi tiến hành bao gói và nhập kho.

Nếu là sợi mộc thì đưa vào nhuộm guồng ra màu theo yêu cầu rồi qua máy đánh ống, đóng gói và nhập kho.

Hình 2: Hình ảnh máy móc sợi

Hình 3: Hình ảnh sản phẩm của công ty

*Quy trình sản xuất chăn len

Hình 4: Quy trình sản xuất chăn len

*Thuyết minh quy trình sản xuất:

Nguyên liệu làm chăn gồm 2 loại sợi ngang và sợi dọc.

Nguyên liệu làm sợi ngang chủ yếu là các loại bông sơ được tái chế từ các công đoạn kéo sợi chính. Vì vậy, trước khi đưa vào sản xuất các sản phẩm phải được phân loại xử lý. Một lượng qua máy nhuộm (khoảng từ 10-20% lượng nguyên liệu) rồi qua máy vắt, máy xe ướt. Sau đó, kết hợp với nguyên liệu mộc đã được phân loại (khoảng 80- 90% nguyên liệu) đem phân tầng để khi lấy bông đưa vào sản xuất được đều. Tiếp tục qua các công đoạn xe trộn, xe ngắn, máy cúi làm cho các thành phần nguyên liệu đều nhau, màu sắc đều nhau, phân tách các miếng sơ thành sơ riêng đặc biệt được duỗi thẳng và song song với nhau xếp thành màng sơ. Màng sơ được chia nhỏ và cuộn lại tạo thành các bánh bông. Sau đó qua công đoạn suốt tạo thành con suốt có độ săn, độ dài và chiều dài nhất định.

Nguyên liệu làm sợi dọc dệt chăn là sợi PC Ne 45-46 qua máy lờ, máy dồn sợi được dồn thành từng lớp và mắc vào thùng sợi. Sau đó go khổ rồi mắc lên máy dệt, kết hợp với sợi ngang tạo thành chăn mộc (chăn hạ máy). Sau đó, qua các công đoạn cào lông, máy chải tuyết rồi qua khâu viền thành chăn hoàn chỉnh có thành phẩm có chiều dài x chiều rộng = 2m x1,5m, khối tượng từ 1,2-1,5 kg/cái. Đóng kiện từ 30-40 cái/kiện rồi nhập kho.

Hình 5: Hình ảnh máy sản xuất dệ

*Nguyên lý hoạt động của máy nhuộm

Trên thực tế nhà máy chăn nhập khoảng 90% nguyên liệu đã nhập màu sẵn, còn lại 10% là nguyên liệu thô để nhuộm màu theo yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó các màu nhuộm tại nhà máy chủ yếu là tông nhạt. Nhà máy đầu tư 01 máy nhuộm bông, 01 máy nhuộm len do Nhật Bản sản xuất với 02 buồng nhuộm.

Sản phẩm đưa vào buồng nhuộm sẽ được làm ướt, mềm len bằng nước sạch nhờ hệ thống quạt thổi khí phía dưới nồi nhuộm. Tiếp theo, dung dịch thuốc nhuộm được hệ thống máy bơm liên tục xả vào sản phẩm. Dung dịch nhuộm liên tục đảo chiều tạo vòng xoáy trong nồi nhuộm để len tiếp xúc với thuốc nhuộm tối đa. Trong dung dịch nhuộm, ngoài thuốc nhuộm còn có các chất khác như CH3COOH để tạo môi trường axit giúp cho len bắt màu thuốc nhuộm, sản phẩm được đưa qua máy vắt để vắt khô sản phẩm. Cuối cùng, sản phẩm được đưa vào máy sấy khô để làm khô sản phẩm.

4.Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở

4.1.Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu

*Nhu cầu sử dụng nguyên liệu đầu vào

Bảng 2: Thống kê nguyên vật liệu đầu vào của công ty

STT

Tên nguyên liệu

Đơn vị tính

Khối lượng hiện tại

Khối lượng tối đa

I

Sản xuất sợi len các loại

Kg/năm

72.000

324.000

1

Top len các màu

Kg

75.960

341.820

2

Ống côn giấy

Cái

69.120

311.040

3

Túi PE 40*40

Kg

360

1.620

4

Bao PP

Cái

2.376

10.690

5

Dây khâu bao

Kg

2,16

9,72

6

Khuyên No 23,5

Hộp

864.000

3.888.000

7

Lược máy ghép

Cái

28,8

129,6

8

Vòng cao su máy thô

Vòng

1,44

6,48

9

Vòng da kéo dài máy thô

Vòng

2,88

12,96

10

Vòng da kéo dài trên máy con

Vòng

180

810

11

Vòng da kéo dài dưới máy con

Vòng

108

486

12

Dây xăng máy con

Cái

129,6

583,2

13

Nồi máy con

Cái

129,6

583,2

14

Dây đai máy xe

Cái

0,14

0,63

15

Bi máy xe

Viên

31,68

142,56

16

Ống nhựa các loại

Cái

144

648

II

Sản xuất chăn

Chiếc

84.000

120.000

1

Xơ các loại

Kg

63.672

91.051

-

AC phế

Kg

15.120

21.622

-

PE phế

Kg

26.880

38.438

-

B2-2

Kg

21.672

30.991

2

Chỉ Xepeco + cotton

Kg

46.200

66.066

3

Sợi dọc + viền Ne 46/2

Kg

8.820

12.613

4

Kéo cắt chăn

Kg

4,2

6.006

5

Vải đóng kiện

Kg

672

961

6

Dây khâu kiện

Kg

252

360

7

Dây đai đóng kiện

Kg

25,2

36

8

Khoá kẹo đai kiện

Kg

16,8

24

9

Thoi

Cái

33,6

48

10

Tay đập gỗ

Cái

8,4

12

11

Đầu da

Cái

142,8

204

(Nguồn: Theo số lượng nhập thực tế từ công ty)

*Nhu cầu sử dụng hóa chất

Bảng 3: Thống kê số lượng hóa chất sử dụng hiện tại của công ty

 

STT

Tên hóa chất, thuốc nhuộm

 

Tên hoá học

 

Đơn vị

Khối lượng hiện tại

Khối lượng tối

đa

I

Hoá chất

 

Kg/năm

 

 

1

Axit axetic

CH3COOH

Kg/năm

200

570

2

Xút NaOH

NaOH

Kg/năm

4

11,4

 

3

Hoá chất khử thuốc nhuộm Sodium Hydrosulfite

 

Na2S2O4

 

Kg/năm

 

6

 

17

4

Hồ mềm miếng SSK

SSK

Kg/năm

14

40

5

Chất hãm màu Taigan PAN

PAN

Kg/năm

230

656

II

Thuốc nhuộm

 

Kg/năm

 

 

1

Thuốc nhuộm hoạt tính đen X 2RL

Cation Black X

2RL 100%

Kg/năm

1

 

2,9

2

Thuốc nhuộm hoạt tính xanh XGRRL

Cation tg Blue

XGRRL 250%

Kg/năm

0,15

0,4

3

Thuốc nhuộm hoạt tính đỏ X5GN

Cation Red

X5GN 250%

Kg/năm

3,5

1

4

Thuốc nhuộm hoạt tính đỏ XGRL

Cation Red

XGRL

Kg/năm

45

128,3

5

Thuốc nhuộm hoạt tính vàng XGL

Cation yellow

XGL 250%

Kg/năm

16

45,6

6

Thuốc nhuộm vàng 10GT

Taicryli

Flavine-10GT

Kg/năm

3

8,6

 

 

(Yellow 10

GFF)

 

 

 

7

Thuốc nhuộm

hồng XFG 300%

Cation pink

XFG 300%

Kg/năm

0,4

1,1

8

Thuốc tăng trắng

(BAC)

BAC

Kg/năm

3

8,6

9

Thuốc nhuộm

vàng 10GFF

Cation yellow

10GFF

Kg/năm

1,5

4,3

 

10

Thuốc nhuộm vàng X-5GL 400%

Cation yellow X-5GL 400%

 

Kg/năm

 

9,5

 

27,1

III

Hoá chất xử lý nước thải

 

 

 

 

1

Hoá chất phá màu MegaDCA

MegaDCA

Kg/năm

120

342

2

PAC

[Al2(OH)nCl6-

n]m

Kg/năm

120

51,3

(Nguồn: Cơ sở cung cấp)

Công ty không sử dụng phế liệu nhập khẩu.

4.2.Nhu cầu sử dụng nhiên liệu

Hiện tại công ty chỉ sử dụng nguồn nguyên liệu là củi để đốt lò hơi. Lượng củi sử dụng 1 năm của công ty khoảng 6 tấn/năm. Hiện tại công ty đang sản xuất với công suất đạt 35% so với công suất khi hoạt động tối đa. Vậy khối lượng nguyên liệu củi sử dụng khi cơ sở đạt công suất tối đa khoảng 17 tấn/năm.

4.3.Nhu cầu sử dụng nước

Công ty sử dụng nguồn nước máy của Nhà máy Động Lực – Tổng công ty CP Dệt may. Theo hóa đơn tiền nước năm 2024 của cơ sở thì lượng nước sử dụng lớn nhất hiện tại là 434 m3/tháng. 1 tháng tính 26 ngày làm việc thì lượng nước sử dụng của công ty trong 1 ngày tương ứng là: 434 m3 : 26 ngày = 16,7m3/ngày

Bảng 4: Thống kê nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt

STT

Tháng

Đơn vị tính

Lượng nước theo hóa đơn

1

Tháng 1/2024

m3

222

2

Tháng 2/2024

m3

217

3

Tháng 3/2024

m3

288

4

Tháng 4/2024

m3

302

5

Tháng 5/2024

m3

434

6

Tháng 6/2024

m3

337

7

Tháng 7/2024

m3

307

8

Tháng 8/2024

m3

357

9

Tháng 9/2024

m3

272

10

Tháng 10/2024

m3

365

11

Tháng 11/2024

m3

232

12

Tháng 12/2024

m3

243

(Nguồn: Hóa đơn nước năm 2024 của công ty)

Lượng nước sử dụng lớn nhất trong 1 tháng của cơ sở là tháng 5 với khối lượng sử dụng là 434 m3/tháng, trong đó:

ØLượng nước sử dụng cho hoạt động sản xuất của cơ sở:

+ Lượng nước sử dụng cho lò hơi: theo nhật ký vận hành lò hơi của cơ sở thì 1 tháng công ty sẽ vận hành 4 lần, mỗi lần 4 tiếng, lượng nước sử dụng cho vận hành lò hơi khoảng 2m3/h. Vậy tổng lượng nước sử dụng cho lò hơi trong 1 tháng khoảng: 2m3/h x 4h x 4 lần = 32 m3/tháng.

+ Lượng nước sử dụng cho hoạt động dập bụi lò hơi khoảng 1 m3/lần. 1 tháng công ty chạy lò hơi 4 lần, vậy lượng nước dập lò khoảng: 4 m3/tháng.

+ Lượng nước sử dụng cho công đoạn nhuộm: Cơ sở có sử dụng 1 máy nhuộm với công suất là 200 kg/mẻ, mỗi mẻ nhuộm sẽ sử dụng lượng nước là 20 m3/mẻ. Căn cứ tình hình sản xuất thực tế của công ty, 1 tháng công ty nhuộm khoảng 12 mẻ. Vậy 1 tháng công ty sẽ sử dụng khối lượng nước để nhuộm khoảng 20 x 12 = 240 m3/tháng.

ØLượng nước được sử dụng cho hoạt động sinh hoạt và tưới cây của công ty:

+ Lượng nước sử dụng cho hoạt động tưới cây xanh: Theo TCVN 13606:2023 Cấp nước - mạng lưới đường ống và công trình yêu cầu thiết kế thì lượng nước tưới cây khoảng 3 lit/m2/ngày, diện tích cây xanh của cơ sở là 1.247,22 m2. Vậy lượng nước sử dụng để trồng cây: 1.247,22 x 3 x 1.000 x 30 = 11,2 m3/tháng.

+ Lượng nước còn lại là lượng nước sử dụng cho hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên nhà máy sẽ khoảng: số lượng cán bộ công nhân viên hiện tại của cơ sở khoảng 434 – (32 + 4 + 240 + 11,2) = 146,8 m3/tháng.

Cơ sở đang hoạt động với 35% công suất tối đa, 1 tháng cơ sở hoạt động 26 ngày, vậy nhu cầu sử dụng nước bình quân trong 1 ngày của cơ sở giai đoạn hiện tại và giai đoạn sản xuất tối đa như sau:

Bảng 5: Nhu cầu sử dụng nước của cơ sở

STT

Hoạt động sử dụng nước

Lượng nước tiêu thụ theo tháng (m3/tháng)

Lượng nước tiêu thụ theo ngày giai đoạn hiện tại (m3/ngày)

Lượng nước tiêu thụ giai đoạn sản xuất tối đa

(m3/ngày)

1

Lò hơi

32

1,2

3,42

2

Dập bụi lò hơi

4

0,2

0,57

3

Nhuộm

240

9,2

26,22

4

Nước tưới cây

11,2

0,4

1,14

5

Sinh hoạt

146,8

5,6

15,96

 

Tổng

434

17

48

Vậy lượng nước sử dụng của cơ sở giai đoạn hiện tại khoảng 17 m3/ngày.đêm, giai đoạn khi nhà máy đi vào hoạt động tối đa khoảng 48 m3/ngày.đêm.

4.4.Nhu cầu sử dụng điện

Điện của cơ sở được lấy từ nguồn điện của Nhà máy Động Lực – Tổng công ty cổ phần Dệt may Nam Định

Căn cứ theo hóa đơn tiền điện năm 2024 của công ty, nhu cầu sử dụng điện cao nhất của công ty là tháng 8 với số lượng là 24.775 KWh/tháng. Cụ thể chi tiết sử dụng điện trong những tháng gần nhất của công ty như sau:

Bảng 6: Nhu cầu sử dụng điện theo hóa đơn sử dụng điện

TT

Tháng

Đơn vị

Lượng sử dụng

(kWh/tháng)

1

1/2024

kWh/tháng

21.523

2

2/2024

kWh/tháng

16.420

3

3/2024

kWh/tháng

24.088

4

4/2024

kWh/tháng

21.015

5

5/2024

kWh/tháng

24.070

6

6/2024

kWh/tháng

24.337

7

7/2024

kWh/tháng

22.041

8

8/2024

kWh/tháng

24.775

9

9/2024

kWh/tháng

18.438

10

10/2024

kWh/tháng

23.724

11

11/2024

kWh/tháng

22.212

12

12/2024

kWh/tháng

22.161

(Nguồn: Hóa đơn điện năm 2024 của Công ty)

Hiện tại nhà máy đang hoạt động với công suất 35% so với công suất tối đa. Vậy lượng điện tiêu thụ khi nhà máy đạt công suất sản xuất tối đa 100% sẽ khoảng 70.608 KW/tháng.

5.Các thông tin khác liên quan đến công ty

5.1.Vị trí của cơ sở

Hình 6: Phạm vi của công ty trên bản đồ Vị trí tiếp giáp của cơ sở:

- Phía Bắc giáp đường Nguyễn Văn Trỗi và nhà xưởng sản xuất của Tổng công ty Cổ Phần Dệt may Nam Định.

- Phía Đông giáp đường Đinh Bộ Lĩnh và nhà xưởng sản xuất của Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định.

- Phía Tây tiếp giáp các hộ dân thuộc tổ dân phố 21, phường Năng Tĩnh. Ngoài ra trường THPT Nguyễn Huệ (nằm trên đường Nguyễn Văn Trỗi) cách nhà máy 300 m về hướng Tây.

- Phía Nam giáp đường Trần Quang Khải và khu dân cư phường Trần Quang Khải.

5.2.Các hạng mục công trình của công ty

Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của công ty như sau:

Bảng 7: Các hạng mục công trình của công ty

TT

Hạng mục công trình

Đơn vị tính

Diện tích xây dựng

A

Các hạng mục công trình chính

1

Xưởng sản xuất

m2

4.077,45

2

Nhà điều hành

m2

303,3

B

Công trình phụ trợ

3

Nhà ăn + hội trường

m2

138

4

Nhà để xe + Gara ôtô

m2

80

5

Nhà bảo vệ

m2

25

6

Trạm điện

m2

10,3

7

Nhà trưng bày sản phẩm

m2

128

8

Nhà vệ sinh

m2

40

9

Sân đường nội bộ

m2

2.205,73

10

Nhà xe

m2

27,6

11

Lò hơi

m2

16

B

Hạng mục công trình bảo vệ môi trường

1

Hệ thống thoát nước mưa

Hệ thống

1HT

2

Hệ thống thoát nước thải

Hệ thống

1HT

3

Hệ thống xử lý nước thải công

suất 50 m3/ngày.đêm

Hệ thống

1HT

4

Hệ thống xử lý khí thải lò hơi

Hệ thống

1HT

5

Hệ thống PCCC

Hệ thống

1HT

6

Kho CTNH

m2

26,5

7

Cây xanh

m2

1.247,22

 

Tổng

m2

8.314,8

(Nguồn: Bản vẽ tổng mặt bằng của cơ sở)

5.3.Danh mục máy móc thiết bị của công ty

Bảng 8: Danh mục máy móc thiết bị của công ty

 

TT

 

Tên thiết bị

Số

lượng (cái)

Nước sản xuất

Năm sử dụng

Tình trạng thiết bị

I

Sản xuất sợi - len

 

1

Máy sợi con

03

Pháp

1996

Cũ, 30%

2

Máy đậu len

01

TQ

2006

Mới, 90%

3

Máy se nồi

02

Đức, Tiệp

1996

Cũ, 30%

4

Máy guồng len

01

Đức

1996

Cũ, 30%

5

Máy ống len

01

Liên Xô

1996

Cũ, 20%

6

Guồng sợi thí nghiệm

01

Pháp

1996

Cũ, 20%

7

TN độ săn

01

Pháp

1996

Cũ, 20%

8

Máy hàn lược

01

Pháp

1996

Cũ, 20%

9

Cân điện tử

01

Canada

1996

Cũ, 30%

10

Máy ống đơn

01

Nga

1989

Cũ, 20%

11

Máy ống đơn

01

TQ

1979

Cũ, 20%

12

Máy xe nồi

01

Nhật

2008

Cũ, 60%

13

Máy ghép

04

TQ

2008

Mới, 98%

14

Máy thô

01

TQ

2008

Mới, 98%

15

Máy con

03

TQ

2008

Mới, 98%

16

Máy guồng

01

TQ

2008

Mới, 98%

17

Máy N len guồng

01

TQ

2004

Mới, 70%

18

Máy sấy len

01

TQ

2004

Mới, 70%

19

Máy vắt

01

Việt Nam

1970

Cũ, 60%

II

Sản xuất chăn

 

 

1

Máy xé ướt

01

Pháp

1939

Cũ, 20%

2

Máy xé ngắn

01

Pháp

1956

Cũ, 20%

3

Máy trộn bông

01

Việt Nam

1956

Cũ, 30%

4

Máy cúi chăn

01

Pháp

1939

Cũ, 20%

5

Dệt chăn

04

Pháp

1939

Cũ, 20%

6

Máy lờ sợi

01

TQ

1968

Cũ, 20%

7

Máy dồn sợi

01

Pháp

1968

Cũ, 20%

8

Máy viền chăn

01

Nhật

2003

Cũ, 20%

9

Máy mài kim cúi

01

Pháp

1956

Cũ, 20%

10

Máy chải khăn

01

Nhật

1980

Cũ, 20%

11

Máy nhuộm sơ

01

Đài Loan

1996

Cũ, 20%

12

Pa lăng điện

01

Nhật

1996

Cũ, 20%

III

Lò hơi

01

Việt Nam

2006

Mới, 98%

(Nguồn: Danh mục thiết bị của công ty)

Lượng máy móc trên đã đảm bảo đáp ứng cho toàn bộ quá trình sản xuất của nhà máy.

>>> XEM THÊM: Thuyết minh dự án đầu tư nhà máy sản xuất năng lượng điện mặt trời

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28B Mai Thi Lựu, P. Sài Gòn, TP.HCM 
Hotline: (028 22 142 126 - 0903 649 782 
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn 
Website: www.minhphuongcorp.comwww.khoanngam.com;  www.lapduan.com;

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha