Báo cáo ĐTM Dự án Kết hợp bảo vệ vùng ven biển và phục hồi đai rừng ngập mặn

Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) Dự án Kết hợp bảo vệ vùng ven biển và phục hồi đai rừng ngập mặn

Ngày đăng: 28-10-2024

19 lượt xem

MỤC LỤC.. i

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT.. vi

DANH SÁCH BẢNG.. vii

DANH SÁCH HÌNH.. ix

GIỚI THIỆU.. 11

1.   XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN.. 11

1.1.   Thông tin chung về dự án. 11

1.2.   Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi 12

1.3.   Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh,

quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan. 12

1.3.1.  Phù hợp với Chiến lược Chính phủ. 12

1.3.2.  Phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội vùng. 13

1.3.3.  Phù hợp với quy hoạch tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050    14

1.3.4.  Khả năng liên kết với cơ sở hạ tầng hiện có. 14

1.3.5.  Quan hệ với các dự án đã được các nhà tài trợ khác thực hiện. 15

1.3.6.  Quan hệ với các dự án của các cơ quan khác có liên quan trực tiếp tới dự án đầu tư đang được xem xét 16

2.   CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM). 16

2.1.   Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM... 16

2.2.   Các tiêu chuẩn và quy chuẩn áp dụng. 19

2.3.   Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án. 19

2.4.   Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM    21

3.   TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.. 21

3.1.   Trình tự tiến hành xây dựng báo cáo ĐTM... 21

3.2.   Các tổ chức, đơn vị, thành viên tham gia lập báo cáo ĐTM... 22

3.2.1.  Đại diện Chủ đầu tư. 22

3.2.2.  Đơn vị tư vấn. 22

4.   PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.. 25

4.1.   Phương pháp đánh giá nhanh. 25

4.2.   Phương pháp xác định tác động. 25

4.3.   Phương pháp lập bản đồ. 26

4.4.   Phương pháp ma trận tác động. 26

4.5.   Thảo luận nhóm tập trung và tham vấn cộng đồng. 26

4.6.   Phương pháp kế thừa, phân tích và tổng hợp thông tin và dữ liệu. 26

4.7.   Đánh giá dữ liệu thứ cấp. 27

4.8.   Phương pháp khảo sát thực địa. 27

4.9.   Quan sát thực địa. 27

4.10. Phương pháp so sánh. 27

4.11. Phương pháp chuyên gia. 27

4.12. Phương pháp lấy mẫu và phân tích. 27

5.   TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐTM... 27

5.1.   Thông tin về dự án. 28

5.1.1.  Thông tin chung. 28

5.1.2.  Phạm vi, quy mô, công suất 28

5.1.3.  Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án. 30

5.1.4.  Các yếu tố nhạy cảm về môi trường. 32

5.2.   Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường  33

5.3.   Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án  35

5.3.1.  Nước thải, khí thải 35

5.3.2.  Chất thải rắn, chất thải nguy hại 36

5.3.3.  Tiếng ồn, độ rung. 36

5.3.4.  Các tác động khác. 36

5.4.   Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án. 37

5.4.1.  Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải, khí thải 37

5.4.2.  Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường  38

5.4.3.  Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung. 39

5.4.4.  Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác. 40

5.5.   Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án. 41

5.5.1.  Giám sát môi trường giai đoạn thi công dự án. 41

5.5.2.  Giám sát môi trường giai đoạn vận hành. 42

CHƯƠNG 1.     THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN.. 43

1.1.   Thông tin về Dự án. 43

1.1.1.  Các thông tin chung của dự án. 43

1.1.2.  Vị trí địa lý của dự án. 43

1.1.3.  Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án. 45

1.1.4.  Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường  45

1.1.5.  Mục tiêu và nhiệm vụ của dự án. 46

1.2.   Cấp công trình và các chỉ tiêu thiết kế. 46

1.2.1.  Cấp công trình thủy lợi (công trình NN và PTNT). 46

1.2.2.  Các chỉ tiêu thiết kế cơ bản. 46

1.3.   Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án. 47

1.3.1.  Các hạng mục công trình chính. 47

1.3.2.  Các hạng mục công trình phụ trợ của dự án. 53

1.3.3.  Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường. 53

1.4.   Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án. 55

1.4.1.  Nguyên, nhiên, vật liệu và nguồn cung cấp. 55

1.4.2.  Nguồn cung cấp điện cho dự án. 56

1.4.3.  Nguồn nước sử dụng cho thi công. 56

1.4.4.  Điều kiện cung cấp dịch vụ hạ tầng. 57

1.4.5.  Máy móc thi công. 57

1.5.   Biện pháp tổ chức thi công. 58

1.5.1.  Công tác chuẩn bị 58

1.5.2.  Giải phóng mặt bằng, bố trí mặt bằng công trường thi công. 58

1.5.3.  Nạo vét đường luồng thi công. 59

1.5.4.  Chế tạo các chi tiết đúc sẵn. 59

1.5.5.  Biện pháp thi công các hạng mục công trình chính. 59

1.5.6.  Công tác bê tông và bê tông cốt thép. 61

1.5.7.  Công tác thả đá hộc thân kè. 62

1.5.8.  Hoàn thiện công trình. 65

1.5.9.  Nhân sự thi công. 65

1.6.   Công nghệ sản xuất và vận hành. 67

1.7.   Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án. 67

1.7.1.  Tiến độ thực hiện dự án. 67

1.7.2.  Tổng mức đầu tư. 68

1.7.3.  Tổ chức quản lý và thực hiện dự án. 69

CHƯƠNG 2.     ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN.. 72

2.1.   Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 72

2.1.1.  Điều kiện tự nhiên. 72

2.1.2.  Điều kiện kinh tế - xã hội 82

2.1.3.  Tài nguyên. 86

2.1.4.  Hiện trạng cơ sở hạ tầng. 89

2.1.5.  Tình hình thiên tai và sạt lở bờ biển. 94

2.2.   Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện Dự án. . 101

2.2.1.  Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học. 101

2.2.2.  Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện Dự án  104

2.2.3.  Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện Dự án. 106

CHƯƠNG 3.     ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP,

CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG   110

3.1.   Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng. 110

3.1.1.  Đánh giá, dự báo các tác động. 112

3.1.2.  Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường. 130

3.2.   Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành  142

3.2.1.  Đánh giá, dự báo các tác động. 142

3.2.2.  Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường. 145

3.3.   Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường. 145

3.3.1.  Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của Dự án. 145

3.3.2.  Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử lý chất thải, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục. 146

3.3.3.  Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường. 147

3.4.   Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả nhận dạng, đánh giá, dự báo  147

3.4.1.  Mức độ chi tiết của các đánh giá. 147

3.4.2.  Độ tin cậy của các đánh giá. 149

CHƯƠNG 4.     PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC.. 150

CHƯƠNG 5.     CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG.. 151

5.1.   Chương trình quản lý môi trường của chủ Dự án. 151

5.2.   Chương trình quan trắc, giám sát môi trường của chủ Dự án. 161

5.2.1.  Giám sát chất thải 161

5.2.2.  Giám sát chất lượng môi trường khác. 161

CHƯƠNG 6.     KẾT QUẢ THAM VẤN.. 163

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT.. 164

1.   Kết luận. 164

2.   Kiến nghị 165

3.   Cam kết của Chủ dự án. 165

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 167

GIỚI THIỆU

1.XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN

1.1.Thông tin chung về dự án

  • Tên Dự án: Kết hợp bảo vệ vùng ven biển và phục hồi đai rừng ngập mặn.
  • Dự án thành phần cấp địa phương tại tỉnh Cà Mau
  • Loại hình Dự án: Công trình xây mới
  • Cơ quan ra quyết định đầu tư: UBND tỉnh Kiên Giang.
  • Chủ dự án: Ban Quản lý các dự án ODA và NGO tỉnh.

Vùng ven biển Tây thuộc tỉnh Cà Mau có địa hình thấp, chỉ cao hơn mặt nước biển chưa tới 1m và nằm trong khu vực Bán đảo Cà Mau - vùng trũng của đồng bằng sông Cửu Long. Những năm gần đây, khí hậu trái đất ấm dần lên, các nhà khoa học đã cảnh báo tình trạng nước biển dâng, nếu không có tuyến đê biển và công trình bảo vệ, khôi phục rừng phòng hộ thì nguy cơ toàn bộ diện tích vùng dự án bị nhấn chìm hoàn toàn có thể xảy ra trong tương lai gần. Hai tỉnh thuộc vùng dự án có nền kinh tế đa ngành trong đó chủ yếu là nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Vì vậy, tuyến đê biển cùng với hệ thống cống trên đê có vai trò đặc biệt quan trọng giải quyết nhiệm vụ ngăn mặn, giữ ngọt. Ngoài ra, tuyến đê cùng với rừng phòng hộ còn là tấm lá chắn làm nhiệm vụ phòng chống thiên tai, bảo vệ đời sống nhân dân, tạo tuyến giao thông ven biển qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận lớn dân cư nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, hệ thống đê biển còn tạo địa bàn bố trí dân cư, xây dựng nông thôn mới, góp phần quan trọng cho việc phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh,... Tuy nhiên, những năm gần đây do nhiều nguyên nhân nên một số đoạn rừng phòng hộ bị xâm hại. Cần thiết phải làm kè biển để phân tán năng lượng của sóng, giúp giảm thiểu sự xói mòn bờ biển, tránh lũ lụt và bảo vệ cơ sở hạ tầng và khu dân cư vùng ven biển Tây ĐBSCL.

Đứng trước thực trạng và các nguy cơ sạt bờ biển thì việc xây dựng một hệ thống bảo vệ bờ biển ổn định, bền vững là vô cùng cấp bách, cần thiết. Như vậy, thực hiện Dự án: Kết hợp bảo vệ vùng ven biển và phục hồi đai rừng ngập mặn tỉnh Kiên Giang và Cà Mau – dự án thành phần cấp địa phương tại tỉnh Cà Mau với giải pháp xây dựng kè chắn sóng, gây bồi tạo bãi để phát triển rừng ngập mặn ven biển, bảo vệ tuyến đê biển, giảm thiểu các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, ổn định cuộc sống và sản xuất cho người dân trong khu vực là phù hợp với giải pháp thủy lợi tổng thể cho vùng ĐBSCL nói chung và phù hợp với trình tự ưu tiên trong định hướng phát triển thủy lợi ở tỉnh Cà Mau nói riêng, phù hợp với Đề án Phòng, chống sạt lở bờ biển cũng như hoàn toàn phù hợp với quy hoạch tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1386/QĐ-TTg ngày 16/11/2023. Ngoài ra, dự án đề xuất được xây dựng bám sát vào các quy hoạch: Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 287/QĐ-TTg ngày 28/2/2022; Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 847/QĐ-TTg ngày 14/7/2023;

Căn cứ vào vị trí thì tuyến kè nằm trong vùng biển 06 hải lý tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm của đất liền do vậy UBND tỉnh Cà Mau có thẩm quyền giao khu vực biển để xây dựng tuyến kè (khoản 3 điều 8 Nghị định số 11/2021/NĐ-CP). Dự án có sử dụng khu vực Biển, thẩm quyền giao đất của UBND tỉnh Cà Mau do vậy dựa theo tiêu chí Môi trường (phụ lục IV số thứ tự 8 nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022) dự án thuộc danh mục đầu tư nhóm II có nguy cơ tác động xấu đến môi trường. Như vậy dự án thuộc diện phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Theo luật đầu tư công dự án được phân là dự án nhóm B (tổng vốn đầu tư gần 231 tỷ), có sử diện tích mặt biển; thẩm quyền giao khu vực biển xây dựng tuyến kè là UBND tỉnh Cà Mau; dự án do UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt chủ trưởng đầu tư do vậy Báo cáo Đánh giá tác động Môi trường cho dự án sẽ do UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt.

CHƯƠNG 1.THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

1.1.Thông tin về Dự án

1.1.1.Các thông tin chung của dự án

Tên Dự án: Kết hợp bảo vệ vùng ven biển và phục hồi đai rừng ngập mặn.

Dự án thành phần cấp địa phương tại tỉnh Cà Mau

Loại hình Dự án: Xây dựng mới

Cơ quan chủ đầu tư Dự án: Ban Quản lý các dự án ODA và NGO tỉnh.

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ ........., Đường 1/5 - Phường 5 - Thành phố Cà Mau - Cà Mau.

Tiến độ thực hiện dự án: 2023 -2025.

Thời gian chuẩn bị: năm 2023-2024.

Thời gian thi công: 2024-2025.

1.1.2.Vị trí địa lý của dự án

a. Hợp phần 1: Phục hồi đê biển

Hợp phần bao gồm 3 đoạn kè được xây dựng tại các xã Khánh Tiến, Khánh Hội thuộc huyện U Minh và xã Khánh Hải thuộc huyện Trần Văn Thời. Tọa độ cụ thể các đoạn kè được trình bày như trong bảng Bảng 5).

Bảng 5: Tổng hợp vị trí của các tuyến kè thuộc dự án

STT

Tên đoạn kè

Địa điểm xây dựng

Điểm đầu

Điểm cuối

Chiều dài

(m)

1

Đoạn 1: - Đoạn 1: đoạn kè khu vực cửa kênh Lung Ranh dài 550m

ven biển xã Khánh Tiến, huyện U Minh

9°22'49"

104°49'44"

9°22'33"

104°49'47"

589

2

Đoạn 2: đoạn kè khu vực cửa kênh Khánh Hội

 

ven biển xã Khánh Tiến và xã Khánh Hội, huyện U Minh

9°22'09"

104°49'39"

9°20'21"

104°49'29"

 3.343

3

Đoạn 3: mỏ hàn khu vực cửa Khánh Hội

 

 

 

 

 

 

 

Mỏ hàn 1: phía bắc cửa khánh Hội

ven biển xã Khánh Tiến, huyện U Minh

9°20'40"

104°49'29"

9°20'40"

104°49'19"

302

 

Mỏ hàn 2: phía nam cửa kháng hội

ven biển xã Khánh Hội, huyện U Minh

9°22'30"

104°49'29"

9°20'30"

104°49'19"

302

4

Đoạn 3: đoạn kè khu vực bờ biển xã Khánh Hải

ven biển xã Khánh hải, huyện Trần Văn Thời

9°06'06"

104°48'36"

9°04'44"

104°48'31"

2.462

 

Tổng

 

 

 

 

 

6.998

Hình 5: Bản đồ vị trí của dự án trong bản đồ tổng thể tỉnh Cà Mau

b. Hợp phần 2: Phục hồi và phát triển rừng

Vùng dự án trồng rừng là vùng ven biển tỉnh Cà Mau nằm trên địa bàn hành Chính của 02 huyện: U Minh và Trần Văn Thời.

Hình 6: Vị trí trồng rừng tại tỉnh Cà Mau

1.1.3.Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án

Dự án sẽ sử dụng 5,93ha đất vĩnh viễn. Tuy nhiên, toàn bộ đây là đất mặt nước biển, không có nhà cửa và các công trình xây dựng trên đất này. Do đó, Dự án sẽ không phát sinh công tác bồi thường và di dời.

1.1.4.Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường

Công trình xây dựng ngoài biển, phạm vi cách bìa rừng hiện trạng khoảng 100-120m.  Do đó, dự án không ảnh hưởng đến nhà cửa và không phải di dời dân, không gây tổn thất về ruộng đất, nhà cửa, các công trình, cơ sở hạ tầng…, Công trình cách nhà dân gần nhất cũng trên 500 m và cũng hoàn toàn không ảnh hưởng đối với các danh lam, thắng cảnh, di tích văn hóa,...

1.1.5.Mục tiêu và nhiệm vụ của dự án

Mục tiêu tổng quát:

Giảm sóng, chống xói lở, gây bồi tạo bãi nhằm bảo vệ và phát triển đai rừng phòng hộ ven biển Tây. Góp phần bảo đảm an toàn cho đê dưới tác động của sóng, gió bão (cấp 9 - 10) và nước biển dâng.Bảo vệ cho 9.000 ha đất sản xuất khu vực huyện U Minh và các vùng lân cận

Mục tiêu cụ thể của dự án

  • Xây dựng kè chắn sóng, gây bồi tạo bãi để khôi phục và trồng rừng ngập mặn ven biển, bảo vệ hiệu quả tuyến đê biển.
  • Trồng, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển, nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống rừng phòng hộ ven biển, và tăng cường giá trị đa dạng sinh học.
  • Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý, sử dụng và bảo vệ rừng cho đội ngũ quản lý ở từng địa phương đồng thời nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân vùng ven biển đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng trong thời kỳ biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
  • Cải thiện mức sống của người dân vùng ven biển thông qua việc cải thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và các mô hình sinh kế bền vững.

Nhiệm vụ công trình

  • Xây dựng công trình Kè giảm sóng gây bồi, tạo bãi, chống sạt lở dài khoảng trên 6.998m nhằm tăng cường tính chống chịu BĐKH, đảm bảo an toàn tuyến đê biển để ổn định sản xuất và sinh kế cho người dân vùng ven biển các xã Khánh Tiến, Khánh Hội thuộc huyện U Minh và xã Khánh Hải thuộc huyện Trần Văn Thời .
  • Góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo vệ ổn định khu dân cư tạo điều kiện phát triển kinh tế.

1.2.Cấp công trình và các chỉ tiêu thiết kế

1.2.1.Cấp công trình thủy lợi (công trình NN và PTNT)

Cấp của công trình thủy lợi được xác định theo Bảng 1 - Mục 3 - QCVN 04-05:2022 căn cứ vào các tiêu chí về năng lực phục vụ và đặc tính kỹ thuật của các loại công trình trong dự án. Cấp công trình kè: Cấp IV.

1.2.2.Các chỉ tiêu thiết kế cơ bản

Các chỉ tiêu thiết kế cơ bản được xác định theo cấp công trình của dự án được trình bày chi tiết trong Bảng 6.

Bảng 6: Các chỉ tiêu thiết kế cơ bản các công trình của dự án

STT

Hạng mục - Thông số

Đ.vị

Trị số

a

Cấp công trình

 

 

-

Công trình thủy lợi

 

Cấp IV

b

Tần suất, mực nước thiết kế

 

 

-

Tần suất tính toán ổn định kết cấu

%

3,33

-

Tần suất để tính toán thi công

%

10,00

-

Mực nước cao tổng hợp với P=3,33% Ztk

m

+1,30

-

Mực nước thấp nhất

m

-0,76

 

Chiều cao sóng tính toán Hs

m

1,69

 

Chu kỳ sóng Tp

s

7,25

c

Hệ số ổn định

 

 

-

Hệ số ổn định chống trượt K

(điều kiện bình thường)

 

1,20

-

Hệ số ổn định chống trượt K

(điều kiện bất thường)

 

1,10

-

Hệ số ổn định chống lật K

(điều kiện bình thường)

 

1,45

-

Hệ số ổn định chống lật K

(điều kiện bất thường)

 

1,35

 

1.3.Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

1.3.1.Các hạng mục công trình chính

1. Hợp phần 1: Phục hồi đê biển

Kết cấu bao gồm 2 cọc bê tông ly tâm loại D300A chiều dài L=11m, đóng cách nhau 2,1m theo phương ngang, khoảng cách tim giữa các cọc là 0,60m. Trong lòng được thả bè tràm kết hợp vải địa kỹ thuật chống lún và thả đá hộc 40-60cm. Trên đỉnh cọc được liên kết với nhau bằng hệ thống các dầm BTCT kích thước 50x30cm, các dầm dọc được liên kết với nhau bằng hệ thống các dầm ngang kích thước 40x30cm với khoảng cách là 3,0m. Chân kè phía biển thả đá hộc 40-60cm, dầy 80cm chống xói chân kè.

  • Chiều dài tuyến kè Cà Mau: 6.998m
  • Cao trình đỉnh kè:+2,00m
  • Bề rộng mặt kè: Bm = 2,60m
  • Hệ số mái thượng hạ lưu: m = 0,0
  • Cọc BTCT ly tâm dự ứng lực D=300A có chiều dài 11m. Khoảng cách hai tim cọc theo phương ngang 2,10m, theo phương dọc 0,60m.
  • Trên đầu cọc bố trí hệ dầm giằng theo phương dọc và ngang bằng BTCT M300; kích thước dầm dọc 50x30cm, dầm ngang 40x30cm, dầm khóa 50x30cm.
  • Bên trong kè dưới đệm phên tràm kích thước ô 20x20cm đặt trên một lớp vải địa kỹ thuật, trên xếp đá hộc 40-60cm.
  • Chống xói chân kè phía biển gia cố bằng thả đá hộc 40-60cm dầy 80cm bên dưới đặt phên cừ tràm kết hợp vải địa.
  • Nhóm dự án: Nhóm B.
  • Loại công trình: Công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
  • Cấp công trình: Công trình cấp IV.

Hình 7: Mặt cắt ngang điển hình kết cấu kè cọc bê tông ly tâm

Hình 8: 3D đơn nguyên kè giảm sóng điển hình

Hình 10: Bãi bồi được tạo ra sau kè bê tông phá sóng ở biển Tây tỉnh Cà Mau

2. Hợp phần 2: Phục hồi và phát triển rừng

  1. Quy mô công trình

Vùng dự án trồng rừng là vùng ven biển tỉnh Cà Mau nằm trên địa bàn hành chính của 02 huyện: U Minh và Trần Văn Thời với tổng diện tích 54,8ha trong đó diện tích trồng mới là 18,75ha, trồng bổ sung là 36,05 ha thuộc 2 huyện U Minh và huyện Trần Văn Thời.

  1. Lựa chọn loại cây trồng

Để lựa chọn cây trồng phù hợp, dựa vào các tiêu chí sau:

  • Là loài cây thân gỗ bản địa hoặc đã được trồng thành công trên địa bàn hoặc vùng lân cận;
  • Phù hợp với điều kiện lập địa ngập mặn trong khu vực;
  • Có khả năng phòng hộ chắn bão, chắn sóng và nước biển dâng;

Dựa vào kết quả khảo sát hiện trạng bãi và qua theo dõi, đánh giá các dự án lân cận đã triển khai thành công và căn cứ theo 5365/QĐ-BNN-TCLN ngày 23/12/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và quyết định 503/QĐ-TCLN-PTR ngày 12/11/2018 của Tổng cục Lâm Nghiệp cho thấy:

  • Tại khu vực thuộc điều kiện dạng lập địa Ib quanh khu vực mặt bằng rừng có loài cây mấm trắng là loài cây chiếm ưu thế so với loài cây bản địa khác. Vì vậy, cây Mấm trắng (Avicennia alba) là loài cây được lựa chọn để đem trồng , lựa chọn cây trồng là Mấm trắng (Avicennia  alba Blume).
  • Tại khu vực diện tích trồng mới trên hành lang bảo vệ đê biển và các bờ có nền đất cao điều kiện dạng lập địa IIg có loài cây Tra bồ đề được phân bố chủ yếu so với các loài cây bản địa khác. Vì vậy, cây Tra bồ đề là loài cây được lựa chọn.
  • Tại khu vực diện tích trồng bổ sung trên hành lang bảo vệ đê biển có loài cây Tràm được phân bố chủ yếu so với các loài cây bản địa khác. Vì vậy, cây Tràm là loài cây được lựa chọn.
  1. Tiêu chuẩn cây trồng
  2. Xây dựng hàng rào bảo vệ, chắn rác và biển báo

Để bảo vệ cây mới trồng không bị xâm phạm của người dân địa phương, tàu thuyền qua lại và ngăn chặn bèo, rác trôi dạt vào khu vực trồng rừng gây chết cây cần thiết kế hàng rào bảo vệ và chắn rác, biển báo để bảo vệ cây.

  • Hàng rào được kết cấu bởi 01 hàng cọc cừ tràm. Chiều cao hàng rào 1,7m, chiều sâu đóng cọc 2,0m. Cọc đứng sử dụng cọc cừ tràm (Chiều dài 3,7m, đường kính ngọn 3,8-4,2cm). Số lượng cọc đóng 101 cọc/100m. Bên ngoài quây lưới để chắn rác. Các cọc cừ tràm được liên kết với nhau bằng 3 hàng nẹp ngang bằng cọc cừ tràm (Chiều dài 3,7m, đường kính ngọn 3,8-4,2cm) và buộc bằng dây kẽm bọc nhựa 3mm.

Hình 11: Mặt cắt hàng rào bảo vệ, chắn rác

  • Tiến hành xây dựng 6 biển báo hiệu trồng rừng đặt tại vị trí các cửa kênh lớn nơi có nhiều thuyền bè đi lại. (Chi tiết vị trí đặt biển báo xem trên bản đồ thiết kế công trình lâm sinh).
  • Thông số kỹ thuật biển báo:
  • Cột đỡ biển báo là ống thép mã kẽm, fi 60 dày 1,4mm, cột dài 4m được đóng sâu xuống đất 2m.
  • Tấm biển báo bằng inox có kích thước 80x60cm, dày 3mm. Biển báo được sơn kẻ chữ rõ ràng

Hình 12: Mặt cắt biển báo

  1. Phân vùng ven biển

Việc xác định ranh giới và cắm mốc, bảng các khu rừng phòng hộ ven biển tỉnh Cà Mau phải có tính khả thi cao với các yêu cầu sau:

  • Hồ sơ ranh giới và mốc giới các khu rừng phòng hộ ven biển là cơ sở xác định lâm phận, cơ sở pháp lý để ngăn ngừa, xử lý các trường hợp lấn chiếm rừng trái phép, tranh chấp quyền sử dụng đất, sử dụng rừng.
  • Tất cả các khu rừng phòng hộ ven biển đều phải được xác định ranh giới trên bản đồ và cắm mốc hoặc bảng trên thực địa đảm bảo nguyên tắc thống nhất, rõ ràng, dễ nhận biết, phù hợp yêu cầu quản lý Nhà nước đối với rừng phòng hộ.
  • Quy cách, khoảng cánh, vị trí và cách ghi trên mốc, bảng phải đảm bảo theo quy định nêu trong Quyết định số 3031/1997/QĐ-BNN&PTNT, ngày 20/11/1997 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và phải phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương. Cụ thể:
  • Mốc cắm trên đường ranh giới rừng với cự ly quy định là không quá 2.000 m đối với mốc cấp 1. Những nơi giáp khu dân cư có nhiều nguy cơ bị xâm phạm, nơi ranh giới khó nhận biết do có quá ít các chi tiết địa hình, địa vật đất bằng ven biển, cự ly các mốc không quá 1.000 mét.
  • Số hiệu mốc đánh theo thứ tự từ đầu đến cuối đường ranh giới theo chiều kim đồng hồ.

1.3.2.Các hạng mục công trình phụ trợ của dự án

Do đặc thù của dự án là việc thi công sẽ diễn ra hoàn toàn ở ngoài biển, phần lớn cấu kiện cho dự án được sản xuất ở nhà máy, được vận chuyển đến chân công trình bằng sà lan và việc thi công chủ yếu diễn ra trên sà lan nên không có công trình phụ trợ được xây dựng cho dự án. Tại mỗi mũi thi công, các đơn vị thi công cần bố trí 1 kho tạm trên bờ để chứa các vật liệu thiết yếu (các phụ kiện máy móc phục vụ bảo dưỡng, bảo trì thiết bị, các trang thiết bị bảo hộ phục vụ cho các hoạt động thi công trên biển). Các đơn vị thi công sẽ thuê nhà dân hoặc các điểm quản lý vận hành các cống cửa sông ven biển gần với điểm thi công.

1.3.3.Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường

Đây là dự án xây dựng tuyến kè trên biển nên các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường tập trung chủ yếu phục vụ thi công các hạng mục trong giai đoạn xây dựng.

Giai đoạn thi công xây dựng

Nhà vệ sinh

Trong quá trình thi công các hạng mục công trình, Chủ dự án/Nhà thầu sẽ thuê nhà dân trong khu vực dự án để làm lán trại, nhà điều hành của công trình. Nhà thầu sẽ ưu tiên thuê các nhà dân có hệ thống bể phốt 3 ngăn để thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt trước khi thải ra môi trường bên ngoài.

Trên mỗi sà lan thi công sẽ bố trí nhà vệ sinh di động, tổng số nhà vệ sinh là 15 chiếc (5 mũi thi công x 2 sà lan/mũi x 1 nhà vệ sinh/sà lan + 5 nhà vệ sinh tại 5 vị trí tập kết vật liệu trên bờ). Nhà vệ sinh di động đảm bảo có nước sạch và có bể tự họa để lưu trữ và xử lý nước thải (phân, nước tiểu,...).

Nước t​hải xây dựng

Nước thải xây dựng của dự án chủ yếu là nước rửa thiết bị trộn bê tông. Nước thải này chủ yếu bị nhiễm bẩn bởi cát, đá và bột xi măng. Các đơn vị thi công phải bố trí thùng chứa nước rửa thiết bị để cặn xi măng, cát đá lắng hết; thông thường các vật liệu cát, đá và xi măng sẽ lắng hết sau 2 – 3 giờ. Phần nước trong phía trên được thải ra nguồn tiếp nhận; phần cặn (khoảng 1 – 2 kg) sẽ được đơn vị thu gom và tập kết với phần chất thải rắn thi công để đưa vào bờ xử lý.

Khu chứa chất thải sinh hoạt và chất thải nguy hại

Đối với chất thải sinh hoạt:

  • Trên mỗi sà lan thi công sẽ bố trí 3 thùng chứa rác thải sinh hoạt (mỗi thùng có đung tích là 80 lít) để lưu trữ rác thải sinh hoạt bao gồm thùng chứa rác hữu cơ, thùng chứa rác tái chế và thùng chứa rác còn lại.
  • Hàng ngày phần rác hữu cơ sẽ được công nhân thu gom và tập kết lên bờ sau mỗi ca thi công chuyển giao cho đơn vị thu gom rác của địa phương.
  • Phần rác tái chế và rác còn lại sẽ được thu gom và tập kết lên bờ khi thùng đầy để bán phế liệu và chuyển giao cho đơn vị thu gom rác của địa phương.

Đối với chất thải nguy hại:

  • Toàn bộ dầu thải và chất thải nhiễm dầu từ khu vực bảo dưỡng máy móc thiết bị tại công trường sẽ được thu gom vào các phuy riêng biệt, loại cho dầu thải và loại cho chất thải nhiễm dầu. Sau khi đầy, các phuy này được chuyển ra kho lưu trữ chờ chuyển đi đã bố trí ở trên, đồng thời với việc bố trí phuy mới tại khu vực sửa chữa;
  • Trên mỗi sà lan thi công sẽ bố trí 1 phi loại 100 lít để chứa dầu thải và 1 thùng 120 lít để chứa các vật liệu bị nhiễm dầu. Bên ngoài phuy chứa dầu có dán nhãn “chứa chất thải lỏng nguy hại” và có hướng dẫn để đổ dầu nhớt thải vào thùng phuy và hướng dẫn bỏ vật liệu nhiễm dầu vào thùng;
  • Trên mỗi sà lan cũng sẽ bố trị 1 thùng loại 60 lít để chứa bóng đèn huỳnh quang, pin… bên ngoài thùng dán nhãn và hướng dẫn mọi người bỏ chất thải vào thùng này;
  • ­Chất thải nguy hại sẽ được vận chuyển và xử lý bởi các đơn vị có đầy đủ chức năng thu gom và xử lý thông qua hợp đồng theo đúng Thông tư số 02/2022/TT­BTNMT ngày 10/01/2022;
  • Tần suất định kỳ chuyển giao xử lý: 1 tháng/lần (ngoài ra có thể vận chuyển xử lý khi cần thiết nếu lượng chất thải nguy hại nhiều hoặc không thể tạm lưu chứa được tại khu vực công trường).

Chất thải rắn xây dựng:

  • Chất thải rắn có thể tái chế: Các loại sắt thép, bao giấy (bao xi măng), thùng nhựa, dây nhựa... được thu gom và chứa trong các thùng rác 80L. Sau đó, đơn vị thi công hợp đồng chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu mua mỗi tuần theo đúng quy định;
  • Chất thải rắn không thể tái chế: Các loại chất thải như gạch, xà bần, bê tông,.... được chứa trong các thùng rác 240L và sau đó được vận chuyển tới khu vực tập kết rác của địa phương trong ngày.

Giai đoạn vận hành

Các hạng mục công trình của dự án sẽ được bàn giao cho các đơn vị quản lý chuyên trách để quản lý và vận hành. Do vậy, Dự án sẽ không bố trí các công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn này.

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline: (028 22 142 126 - 0903 649 782 
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn 
Website: www.minhphuongcorp.comwww.khoanngam.com;  www.lapduan.com;

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha