Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án đầu tư Khai thác đá vôi

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án đầu tư khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường. Công suất chế biến các loại đá 245.000m3 đá nguyên khối/năm tương đương với 360.000 m3 đá thành phẩm/năm.

Ngày đăng: 27-12-2024

42 lượt xem

CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ..................................... 8

1.  Tên chủ cơ sở............................................................................................ 8

2.   Tên cơ sở....................................................................................................... 8

3.  Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở.................................... 9

3.1   Công suất của cơ sở.......................................................................................... 9

3.2   Công nghệ sản xuất......................................................................................... 9

3.3.  Sản phẩm của cơ sở.................................................................................... 13

4.   Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện nước của cơ sở.. 13

4.1.  Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu........................................................... 13

4.2.  Cung cấp nước.................................................................... 13

4.3.  Cung cấp điện.................................................................................................. 15

CHƯƠNG II. SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG........... 16

1.   Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường.16

2.  Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường................... 16

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ...... 17

1.  Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải........................... 17

1.1.  Công trình, biện pháp thoát nước mưa......................................................................... 17

1.2.  Thu gom, thoát nước thải............................................................................................... 20

1.3.  Xử lý nước thải............................................................................................................... 21

2.  Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải........................................................................ 23

3.  Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường................................. 25

3.1.  Chất thải rắn sinh hoạt................................................................................................... 25

3.2.  Chất thải rắn công nghiệp thông thường...................................................................... 25

4.  Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại................................................ 25

5.  Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung...................................................... 27

6.    Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành..... 27

6.1.  Phòng ngừa, ứng phó sự cố trong mở tầng.................................................................. 27

6.2.  Phòng ngừa, ứng phó sự cố xói lở, sạt trượt................................................................ 28

6.3.  Phòng ngừa, ứng phó sự cố trong công tác khoan nổ mìn......................................... 28

6.4.  Phòng chống cháy nổ, chập điện, rò rỉ điện, sét đánh................................................ 28

6.5.  Phòng chống sập lở công trình khai thác và các công trình khác............................. 29

7.  Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi........ 29

8.  Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn sinh học............... 29

8.1.  Phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn sinh học.................. 29

8.2.  Tổ chức thực hiện cải tạo phục hồi môi trường.......................................................... 31

8.3.  Kế hoạch thực hiện các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường............................... 31

8.4.  Kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường và phương thức ký quỹ................................ 33

9.  Công trình bảo vệ môi trường có thay đổi so với Báo cáo ĐTM................................. 33

CHƯƠNG IV. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG................... 34

1.  Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với nước thải........................................................ 34

1.1.  Đối với nước thải sinh hoạt........................................................................................... 34

1.2.  Đối với nước thải từ xưởng sửa chữa........................................................................... 34

2.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải.................................................................... 34

3.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, dộ rung................................................... 34

CHƯƠNG V. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ........................ 36

1.  Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải............................. 36

2.  Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với không khí................................ 38

CHƯƠNG VI. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.... 43

1.  Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của cơ sở................... 43

1.1.  Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm.................................................... 43

1.2.  Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải..... 43

2.   Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục, định kỳ) theo quy định của pháp luật...... 44

2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ.................................................... 44

2.2.  Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải.................................. 45

2.3.  Chương trình quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật hoặc theo đề xuất của chủ cơ sở.... 45

3.  Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm....................... 45

CHƯƠNG VII. KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ...47

CHƯƠNG VIII. CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ.......... 48

CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1.Tên chủ cơ sở

CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT ĐÁ XÂY DỰNG

Địa chỉ văn phòng: ....Thị trấn Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư:.......... Chức danh: Giám đốc - Điện thoại: ........

Mã số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: .......... do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hòa Bình cấp đăng ký lần đầu ngày 17 tháng 06 năm 2004, Đăng ký thay đổi lần thứ 11 ngày 14 tháng 10 năm 2020.

2.Tên cơ sở

Khai thác đá vôi làm VLXD thông thường

Địa điểm cơ sở: xã Tân Vinh, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng cơ sở: Sở xây dựng tỉnh Hòa Bình

+ Văn bản số ...../SXD-KT&VLXD ngày 03/12/2019 của Sở Xây dựng tỉnh Hòa Bình về việc thông báo kết quả thẩm định thiết kế cơ sở dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác đá vôi làm VLXD thông thường tại xã Tân Vinh, huyện Lương Sơn.

Cơ quan cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của cơ sở: Ủy ban Nhân dân tỉnh Hòa Bình

+ Giấy phép khai thác khoáng sản số ..../GP-UBND ngày 23/09/2021 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hòa Bình

Quyết định phê duyệt/phê duyệt điều chỉnh báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Dự án: Quyết định số ..../QĐ-UBND ngày 23/03/2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của “Dự án Khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thuường tại xã Tân Vinh, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình”.

Quy mô của dự án đầu tư: Tiêu chí phân loại dự án nhóm C - Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều 8 (Dự án thuộc lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản) của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13 tháng 06 năm 2019 có tổng mức đầu tư dưới 120 tỷ đồng. (Tổng vốn đầu tư của dự án là 55.334.000.000 đồng.)

3.Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở:

3.1 Công suất của cơ sở:

Công suất tính theo đá nguyên khối là 245.000 m3 đá/năm, tương đương công suất tính theo đá thành phẩm là 360.000 m3/năm

3.2 Công nghệ sản xuất

a.Công nghệ khai thác đá

Công nghệ khai thác đá hiện tại cơ sở đang áp dụng là kết hợp giữa Phương án 1: Khai thác theo hệ thống theo lớp đứng, cắt tầng nhỏ, chuyển tải bằng nổ mìn với Phương án 2: Khai thác theo lớp bằng, vận tải trực tiếp. Trong đó, hệ thống khai thác theo lớp đứng, cắt tầng nhỏ được áp dụng từ mức +30 trở lên đối với Khu A và +70 trở lên đối với Khu B.

Hình 1.1 Hình ảnh mô phỏng phương án khai thác theo lớp đứng

Hình 1.2 Hình ảnh mô phỏng phương án khai thác theo lớp bằng

Công nghệ khai thác đá tại cơ sở được tiến hành như sau:

Hình 1.3 Sơ đồ công nghệ khai thác đá

Quy trình khai thác của cơ sở: Khai thác từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, khai thác từng tầng một, đến đâu hết đến đó. Trên tầng công tác, đá được khoan nổ mìn làm tơi. Sau khi nổ mìn, đá được máy xúc xúc lên ô tô chở về trạm đập nghiền đến độ hạt yêu cầu. Đá thành phẩm sau nghiền sẽ được chứa tại bãi chứa.

Bảng 1.1 Các thông số cơ bản của hệ thống khai thác

TT

Tên thông số HTKT

Ký hiệu

Đơn vị

Giá trị

Lớp đứng

Lớp bằng

1

Chiều cao tầng khai thác

H

m

10,0

10,0

2

Chiều cao tầng kết thúc

Hkt

m

10,0

10,0

3

Góc nghiêng sườn tầng khai thác

a

độ

75

75

4

Góc nghiêng sườn tầng kết thúc

akt

độ

75

75

5

Góc nghiêng bờ công tác

γct

độ

60

0

6

Góc nghiêng mặt tầng công tác

g

độ

≤ 15

-

7

Góc dốc bờ mỏ

γ

độ

≤ 58

≤ 58

8

Chiều rộng mặt tầng công tác tối thiểu

Bmin

m

5 ÷ 6

23

9

Chiều rộng mặt tầng bảo vệ

Bbv

m

3,5

3,5

10

Chiều rộng dải khấu (đối với lỗ khoan 76mm / 105mm)

A

m

3,0 / 4,1

3,0 / 4,1

11

Chiều dài luồng xúc (đối với lỗ khoan 76mm / 105mm)

Lx

m

30 / 22

30 / 22

12

Chiều dài tuyến công tác

Lct

m

60 ÷ 200

60 ÷ 200

13

Số gương khai thác đồng thời

 

 

03

02

Ghi chú: Trong quá trình khai thác mỏ, đơn vị khai thác cần căn cứ vào điều kiện thực tế để điều chỉnh các thông số hệ thống khai thác cho phù hợp đảm bảo tính an toàn và hiệu quả cao nhất.

Công tác khoan nổ: Áp dụng phương pháp nổ mìn điện, kích nổ tức thời bằng kíp điện. Đấu ghép mạng nổ theo sơ đồ nối tiếp. Thuốc nổ sử dụng thuộc những loại trong danh mục được phép sử dụng của Bộ Công thương. Dự kiến là ANFO, nhũ tương (cho lỗ khoan lớn) và AD1 dạng thỏi (cho lỗ khoan nhỏ). Phương tiện nổ sử dụng là kíp điện thường, máy nổ mìn điện, và dây điện.

Công tác xúc bốc: Đá sau khi nổ mìn, nhờ năng lượng nổ mìn đá được văng xuống chân tuyến. Tại chân tuyến đá được máy xúc xúc lên phương tiện vận tải tự đổ chở về bãi chế biến tại sân công nghiệp.

Công tác vận tải: Khối lượng vận tải khoáng sản nguyên khai của mỏ hàng năm chính là sản lượng khai thác đá của mỏ: 245.000 m3/năm. Phương tiện vận tải được sử dụng là ô tô tự đổ có với tải trọng Q = 25 tấn để vận chuyển đá từ chân tuyến về trạm nghiền chế biến hoặc bãi chứa đá nguyên khai dự phòng của mỏ

Công tác thải đất đá: tổng khối lượng đất đá thải của mỏ đá được xác định khoảng 130.000m3. Khối lượng đất đá thải trung bình hàng năm khoảng 6.100 m3/năm. Đất đá thải được bóc tách và gom lại tại khai trường, sau đó máy xúc xúc lên ô tô tự đổ tải trọng 25 tấn vận chuyển đến vị trí đổ thải.

b.Công nghệ chế biến

Quy trình công nghệ chế biến đá của cơ sở được thể hiện theo sơ đồ dưới đây.

Hình 1.4 Sơ đồ công nghệ nghiền sàng của cơ sở

* Mô tả sơ đồ công nghệ:

Đá nguyên liệu được vận chuyển về trạm nghiền sàng bằng ô tô. Ô tô đổ thẳng đá nguyên liệu vào bunke cấp liệu. Từ bun ke đá được máy cấp liệu rung cấp cho máy đập hàm. Trên cấp liệu rung, có gắn sàng song, khe sàng 60 mm, đá nguyên liệu qua cấp liệu rung tách cấp hạt - 60 mm lẫn đất chuyển qua băng tải dây chuyền sản xuất đá Subbase. Sản phẩm đá - 60mm lẫn đất được cấp liệu vào sàng rung có lưới a = 35mm, sản phẩm trên sàng (không lẫn đất) được băng tải vận chuyển về gộp với sản phẩm sau đập hàm để cấp liệu cho máy đập búa trung gian. Còn sản phẩm dưới sàng (lẫn đất thải) được băng tải vận chuyển thành đống sản phẩm riêng và là nguồn nguyên liệu để phối trộn sản xuất ra sản phẩm Subbase.

Đá sau khi loại bỏ cấp -60mm lẫn đất được cấp vào máy nghiền kẹp hàm PE 750x1060. Đá sau máy đập hàm được băng tải B1000 chuyển sang máy đập búa trung gian (2 máy). Lưới sàng kiểm tra dưới máy đập có kich thước lỗ lưới là 50mm.

Nếu không sản xuất sản phẩm Base, đá sau khi qua máy đập búa được băng tải B800 vận chuyển lên sàng phân loại 3 lớp lưới, để phân thành các sản phẩm: đá 2 x 4; đá 1 x 2; đá bột.

Nếu sản xuất sản phẩm Base, thì 1 trong 2 máy đập búa trung gian sẽ lắp sàng phù hợp (lỗ lưới 40mm) và thay đổi số lượng búa cũng như chiều dài búa để sản phẩm sản xuất ra đạt yêu cầu về cỡ hạt quy định. Sản phẩm dưới máy đập búa này cho chuyển lên băng tải sản phẩm riêng gọi sản phẩm Base, còn sản phẩm của 01 máy đập búa còn lại sẽ được băng tải B1000 vận chuyển lên sàng phân loại như trường hợp không sản xuất base.

3.3.Sản phẩm của cơ sở

Công suất chế biến các loại đá 245.000m3 đá nguyên khối/năm tương đương với 360.000 m3 đá thành phẩm/năm.

4.Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện nước của cơ sở

4.1.Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu

Trong quá trình vận hành, lượng nhiên liệu sử dụng chủ yếu là dầu DO. Dựa trên số lượng máy móc thiết bị phục vụ khai thác với công suất 245.000 m3 đá nguyên khai/năm thì lượng dầu DO sử dụng như sau:

Bảng 1.2. Nhu cầu sử dụng dầu DO

STT

Thiết bị, phương tiện

Số

lượng

Lượng diesel /

thiết bị (lít)

Tổng lượng

1

Máy khoan

18

53l/ca

954l/ca

2

Máy xúc lật trạm nghiền sàng

11

95l/ca

1.045l/ca

4

Dây truyền nghiền sàng

04

840 kWh/ca

3.360 kWh/ca

5

Xe ô tô tải trọng 25 tấn

9

81l/ca

648l/ca

6

Xe tưới đường 5m3

1

23l/ca

23/ca

7

Máy nén khí

7

36l/ca

252l/ca

8

Máy ủi

3

96l/ca

2.883/ca

Công nghệ khai thác cơ sở đang áp dụng có sử dụng phương pháp nổ mìn. Vật liệu nổ công nghiệp cơ sở sử dụng là: thuốc nổ Anfo, AD1, TNP1, nhũ tương, kíp điện K8, kíp điện vi sai. Lượng vật liệu nổ được phép sử dụng là 94.000 kg/năm và phụ kiện nổ kèm theo. Đơn vị đã được Giám đốc Sở Công thương tỉnh Hòa Bình cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp số 45/GP-SCT ngày 06/10/2021.

4.2.Cung cấp nước

Nguồn cung cấp nước

Nước cấp cho cơ sở sử dụng với 02 mục đích: nước cấp cho nhu cầu sinh hoạt, nước cấp cho nhà sửa chữa và nước cấp cho quá trình sản xuất (nước tưới phun sương dập bụi)

Đối với nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt của cán bộ công nhân viên và trạm sửa chữa: Nước lấy từ nguồn nước giếng khoan. Cơ sở đã được UBND tỉnh Hòa Bình cấp giấy phép khai thác nước dưới đất số 109/QĐ-UBND ngày 16/11/2011 của UBND tỉnh Hòa Bình với thời hạn khai thác 8 năm. Công ty sẽ tiến hành lập hồ sơ xin gia hạn việc khai thác nước dưới đất theo đúng quy định của pháp luật.

Đối với nước phục vụ sản xuất: Nước được bơm từ các ao lắng nước mưa để phục vụ quá trình phun dâp bụi tại trạm nghiền.

Nhu cầu sử dụng nước

Đối với nước sinh hoạt:

+ Số lượng cán bộ, công nhân viên hiện tại làm việc trong mỏ: 53 người (Theo Báo cáo tình hình khai thác khoáng sản năm 2021)

+ Các cán bộ, công nhân viên làm việc tại mỏ là người lao động địa phương, làm việc theo ca 8 giờ/ngày, và không sinh hoạt tại mỏ. Nhu cầu sử dụng nước cho 1 người là 45 lít/người/ca (Theo TCXDVN 33-2006 của Bộ Xây dựng về Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế). Vậy nhu cầu sử dụng cho mục đích sinh hoạt của toàn mỏ là: 45 x 53 = 2385 lit/ngày = 2,385 m3/ngày.

Đối với nước cho trạm sửa chữa: Nước dùng với mục đích rửa, vệ sinh các xe vận tải trong mỏ.

+ Số lượng xe vận tải thực tế của mỏ: Xe tải 25 tấn: 6 xe

Thời gian định kỳ rửa xe tùy thuộc vào mùa. Với mùa khô, tần suất rửa xe 1 tuần/lần; đối với mùa mưa, tần suất rửa xe là 2 tuần/lần.

+ Lượng nước cấp sử dụng để rửa 01 xe khoảng 0,3 m3. Vậy nhu cầu sử dụng nước lớn nhất của trạm sửa xe là: 6 x 0,3 = 3 m3 = 0,43 m3/ngày (đối với mùa khô).

Đối với nước phục vụ sản xuất: Nước sử dụng trong quá trình sản xuất là nước phun sương dập bụi cho trạm nghiền đá.

+ Hiện tại, trong toàn bộ khu vực cơ sở có 02 trạm nghiền với tổng diện tích khoảng 10.000 m2.

+ Lượng nước cấp cho quá trình phun sương dập bụi tại trạm nghiền là 0,5 l/m2 (Theo TCXDVN 33-2006 của Bộ Xây dựng về Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế). Vậy nhu cầu sử dụng nước cho quá trình sản xuất của toàn mỏ là: 10.000 x 0,5 = 5.000 lit = 5 m3/ngày.

Bảng 1.3. Nhu cầu sử dụng nước

STT

Hoạt động

Lượng nước cấp

(m3/ngày)

Lượng nước thải

(m3/ngày)

1

Sinh hoạt (53 cán bộ, công nhân viên)

2,385

2,385

2

Từ xưởng sửa chữa

0,43

0.43

3

Phun sương dập bụi

5

5

Ghi chú: Theo nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính Phủ về thoát nước và xử lý nước thải thì nước thải được tính bằng 100% nước lượng cấp.

4.3.Cung cấp điện

Nguồn cung cấp điện cho khu điều hành sản xuất và khu chế biến đá vôi mỏ đá tại xã Tân Vinh được lấy từ nguồn điện lưới 35 KV qua 06 trạm biến áp đã được xây dựng. Với công suất yêu cầu khoảng 1.800KVA, các trạm biến áp hiện có của mỏ (với tổng công suất 4.500KVA) đủ đáp ứng nhu cầu về điện của mỏ.

Nguồn điện 35KV do Công ty điện lực Hòa Bình đảm nhiệm đưa đến trạm biến áp của mỏ theo hợp đồng mua bán điện giữa hai bên.

Lượng điện tiêu thụ của cơ sở tính từ 5/12/2021 đến ngày 26/06/2022 (7 tháng) là: 829.268 kWh. Vậy lượng điện tiêu thụ trung bình trong 01 tháng là 118.467 kWh

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp GPMT khu chăn nuôi lợn tập trung công nghệ an toàn sinh học

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline: (028 22 142 126 - 0903 649 782 
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn 
Website: www.minhphuongcorp.comwww.khoanngam.com;  www.lapduan.com;

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha