Báo cáo đề xuất cấp (GPMT) giấy phép môi trường nhà máy chế biến trái cây, công suất 21.000 tấn sản phẩm/năm.Sản phẩm đầu ra của cơ sở là các sản phẩm được chế biến từ trái dừa đạt chất lượng cao, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Ngày đăng: 27-06-2025
42 lượt xem
MỤC LỤC...................................................................... 1
DANH MỤC BẢNG................................................................ 4
DANH MỤC HÌNH......................................................................... 5
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT........................ 6
Chương I......................................................................................... 7
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ................................................... 7
1. Tên chủ cơ sở: CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM... 7
2. Tên cơ sở: “.................. 7
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở:.............................. 8
3.1. Công suất hoạt động của cơ sở.......................................................... 8
3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở............................................................ 8
1.3.3. Sản phẩm của cơ sở................................................................. 16
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu. điện năng, hóa chất sử dụng, nước của cơ sở..17
5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở........................................ 21
5.1. Vị trí cơ sở............................................................................. 21
5.2. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất khu vực thực hiện cơ sở:................ 22
5.3. Các hạng mục công trình của cơ sở............................................ 26
5.4. Nhu cầu sử dụng nước và nhu cầu xả thải............................... 27
Chương II.............................................................................. 30
SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG... 30
CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG........................................................... 30
1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường.... 30
2. Sự phù hợp của cơ sở đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường..... 30
Chương III............................................................................. 32
KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ... 32
MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ................................................................ 32
3.1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải:...... 32
3.1.1. Thu gom, thoát nước mưa:................................................................ 32
3.1.2. Thu gom, thoát nước thải:............................................................ 33
3.2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải:......................................... 50
3.3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường............. 53
3.4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại:......................... 56
3.5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung:......................... 57
3.6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường:........................... 57
3.7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác:............................ 73
3.8. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường... 74
Chương IV............................................................................. 77
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG........ 77
4.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải............................. 77
4.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải:................................. 78
4.3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung.................. 79
KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ................. 80
5.1. Thông tin chung về tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường....... 80
5.2. Kết quả hoạt động của công trình xử lý nước thải............................... 80
5.2.1. Tổng lưu lượng nước thải phát sinh............................................. 80
5.2.2. Tổng lưu lượng nước trao đổi nhiệt xả ra ngoài môi trường.......... 81
5.2.3. Kết quả quan trắc 2023 và 2024 đối với nước thải.................... 81
5.2.4. Tình trạng và kết quả hoạt động của hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có)........ 82
5.2.5. Các sự cố đối với hệ thống xử lý nước thải (nếu có)............. 82
5.2.6. Các lần kết quả quan trắc nước thải định kỳ, tự động, liên tục vượt quá giá trị giới hạn cho phép....... 82
5.2.7. Các thời điểm đã thực hiện tu duy, bảo dưỡng, thay thế thiết bị của công trình xử lý nước thải.......... 82
5.2.8. Đánh giá tổng hợp về hiệu quả, mức độ phù hợp, khả năng đáp ứng của công trình xử lý nước thải..... 82
5.3. Kết quả hoạt động của công trình xử lý bụi, khí thải............... 82
5.3.1. Kết quả quan trắc môi trường năm 2023 và 2024 đối với công trình xử lý bụi, khí thải......... 82
5.3.2. Tình trạng và kết quả hoạt động của hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (nếu có).... 83
5.3.3. Các sự cố đối với hệ thống xử lý khí thải (nếu có)........................ 83
5.3.4. Các lần kết quả quan trắc khí thải định kỳ, tự động, liên tục vượt quá giá trị giới hạn cho phép............. 83
5.3.5. Các thời điểm đã thực hiện tu duy, bảo dưỡng, thay thế thiết bị của công trình xử lý khí thải................ 83
5.3.6. Đánh giá tổng hợp về hiệu quả, mức độ phù hợp, khả năng đáp ứng của công trình xử lý khí thải...... 83
5.4. Tình hình phát sinh, xử lý chất thải............................................. 84
5.4.1. Chất thải rắn sinh hoạt................................................................ 84
5.4.2. Chất thải rắn công nghiệp thông thường................................... 84
5.4.3. Chất thải nguy hại....................................................................... 84
5.5. Kết quả kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường đối với cơ sở......... 85
Chương VI....................................................................................... 86
CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ................ 86
6.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải............... 86
6.1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm.................................... 86
6.1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải....... 86
6.2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật.................. 87
6.2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ......................... 87
6.2.2. Chương trình quan trắc chất thải tự động, liên tục chất thải.......... 88
6.2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của phát luật có liên quan hoặc theo đề xuất của cơ sở...88
6.3. Kinh phí thực hiện quan trắc.............................................. 88
Chương VII..................................................................... 89
CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ................................... 89
PHỤ LỤC BÁO CÁO................................................. 91
Chương I
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM ...TIỀN GIANG
Địa chỉ văn phòng: .......Xã Bình Ninh, Huyện Chợ Gạo, Tỉnh Tiền Giang.
Người đại diện theo pháp luật của cơ sở: Ông ............. – Chức vụ: Giám đốc.
- Điện thoại: ...........
- Mã số thuế: ...........
“Nhà Máy Chế Biến Trái Cây công suất 21.000 tấn sản phẩm/ năm ”
Địa điểm cơ sở: Hòa Thạnh, Xã Bình Ninh, Huyện Chợ Gạo, Tỉnh Tiền Giang
Các văn bản, quyết định phê duyệt có liên quan:
+ Quyết định chủ trương đầu tư số 2905/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ngày 13/9/2019
+ Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường số 3560/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ngày 02/12/2022
+ Giấy phép môi trường số 153/GPMT-UBND ngày 21/6/2023 do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang cấp.
+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH hai thành viên trở lên, mã số ....... đăng ký lần đầu ngày 23 tháng 01 năm 2019 thay đổi lần 1 ngày 08 tháng 08 năm 2022 do Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tiền Giang cấp.
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Mã số cơ sở là ......., chứng nhận lần đầu ngày 27/9/2019 và chứng nhận thay đổi lần 1 ngày 17/5/2022 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tiền Giang cấp.
- Quy mô của cơ sở đầu tư theo luật đầu tư công: Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): cơ sở có tổng vốn đầu tư là 450.000.000.000 đồng (Bốn trăm năm mươi tỷ đồng), thuộc cơ sở nhóm B (cơ sở công nghiệp có tổng vốn đầu tư trên 60.000.000.000 đồng và dưới 1.000.000.000.000 đồng)
Cơ sở không có yếu tố nhạy cảm về môi trường theo quy định tại khoảng 4 Điều 25 Nghị định 05/2025/NĐ-CP
Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ sở là loại hình chế biến và bảo quản rau quả (nông sản, trái cây sơ chế và qua chế biến).
Quy mô cơ sở đầu tư theo luật bảo vệ môi trường: Cơ sở thuộc nhóm II có nguy cơ tác động xấu đến môi trường quy định tại số thứ tự 10, mục IV, phụ lục IV của Nghị định số 05/2025/NĐ-CP ngày 6/01/2025 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/10/2022. Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường. Căn cứ vào phạm vi và tính chất hoạt động, cơ sở đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang cấp Giấy phép môi trường và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Vì vậy, việc cấp phép môi trường đối với cơ sở thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.
- Công ty Cổ phần Công nghiệp thực phẩm...Tiền Giang cung cấp cho thị trường thực phẩm từ nông sản trong và ngoài nước 21.000 tấn sản phẩm/năm, trong đó:
+ Cơm dừa nạo sấy: 5.000 tấn/năm => 16,7 tấn/ngày;
+ Nước cốt dừa cô đặc: 6.000 tấn/năm => 20 tấn sản phẩm/ngày;
+ Nước dừa cô đặc: 10.000 tấn/năm => 33,3 tấn sản phẩm/ngày.
+ Xuất khẩu trái cây đông lạnh (Thanh long, xoài,chuối...) công suất 12 tấn sản phẩm /ngày.
Cơ sở có 4 quy trình sản xuất chính gồm: Quy trình công nghệ sản xuất nước cốt dừa cô đặc, quy trình công nghệ sản xuất nước dừa cô đặc, quy trình công nghệ sản xuất cơm dừa nạo sấy và quy trình sản xuất trái cây đông lạnh, quy trình cụ thể như sau:
Quy trình công nghệ sản xuất nước cốt dừa cô đặc:
Hình 1: Công nghệ sản xuất nước cốt dừa cô đặc
Thuyết minh quy trình công nghệ:
Nguyên liệu sử dụng cho dây chuyền sản xuất nước cốt dừa cô đặc của cơ sở là cơm dừa được lấy từ dây chuyền sản xuất nước dừa cô đặc và thu mua từ các cơ sở khác tại địa phương. Dừa tươi mua từ các vườn dừa là dừa đã được lột vỏ nên hạn chế được một lượng chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất.
Tách gáo dừa, lấy cơm dừa:
Trái dừa sau khi đã lột vỏ, lấy nước ở dây chuyền sản xuất nước dừa được chuyển qua dây chuyền này để tiếp tục tách gáo và lấy cơm dừa. Mục đích nhằm chuẩn bị cho quá trình nghiền, tách hết phần vỏ nâu để lấy phần cơm dừa màu trắng. Loại bỏ phần vỏ nâu của cơm dừa có sắc tố tannin, khi chế biến sẽ làm sản phẩm sẫm màu. Trong quá trình tách vỏ có thể nhiễm vi sinh vật từ môi trường vào cơm dừa.
Ép: Cơm dừa sau khi được tách ở công đoạn trên được chuyển qua máy ép trục vít để nghiền nhuyễn cơm dừa nhằm tăng hiệu suất thu hồi chất khô trong cơm dừa, phân riêng pha lỏng và pha rắn bằng lọc sàn rung (vibrating sieve), chuẩn bị cho các quá trình tiếp theo.
Lọc: Bán thành phẩm từ công đoạn ép ở trên tiếp tục đưa vào máy lọc để tách riêng phần rắn và lỏng. Mục đích: Thu hồi phần dịch lỏng (nước cốt dừa) để chuẩn bị cho các công đoạn tiếp theo.
Thanh trùng: Quá trình thanh trùng, nhằm tiêu diệt các vi sinh vật gây hại có mặt trong nước cốt dừa, giảm lượng tải khuẩn, kéo dài thời gian lưu trữ để chuyển sang các công đoạn tiếp theo. Quá trình thanh trùng được thực hiện ở nhiệt độ 74-760C.
Làm lạnh: Nước cốt dừa sau khi được thanh trùng được cho qua hệ thống làm lạnh, quá trình làm lạnh ở nhiệt độ <100C để lưu trữ cho các công đoạn tiếp theo. Hệ thống lạnh trung tâm bằng các chiller – công suất 1500 Kw lạnh, Công ty sẽ sử dụng Gaz R134A để phục vụ cho công đoạn làm lạnh này để đảm bảo hạn chế tác hại đến môi trường.
Quá trình làm lạnh nhằm giữ cho thành phẩm không bị biến đổi sinh hóa, giữ được chất lượng cho quá trình tiếp theo.
Phối trộn: Nước cốt dừa sau khi làm lạnh được chuyển qua bồn phối trộn. Hoạt động khuấy trộn với mục đích trộn đều các thành phần chất béo và nước trong nước cốt dừa nguyên thủy, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đồng hóa sản phẩm, hạn chế các hạt béo bị phá vỡ và bám dính vào thành thiết bị tiệt trùng trong công đoạn gia nhiệt tiếp theo.
Đồng hóa: Nước cốt dừa sau khi phối trộn sẽ được đồng hóa nhằm tạo sự đồng nhất trong dung dịch, xé nhỏ các hạt cầu béo để phân tán chúng đều trong dung dịch.
Mục đích: Tạo sự đồng nhất trong sản phẩm nước cốt dừa độ béo cao.
Tiệt trùng UHT: Cơ sở sử dụng công nghệ tiệt trùng nhanh UHT của Châu Âu (Tetra Pak, GEA, Alfa Laval) với loại UHT phù hợp với sản phẩm nước cốt dừa độ béo cao để đảm bảo giữ nguyên hương vị tự nhiên của sản phẩm nước cốt dừa.
Quá trình tiệt trùng bằng cách gia nhiệt trực tiếp được thực hiện ở nhiệt độ 140 - 1440C nhằm tiêu diệt vi sinh vật trong nước cốt dừa, đảm bảo độ tiệt trùng của sản phẩm thương mại.
Bồn chứa vô trùng, rót vô trùng: Sản phẩm sau khi tiệt trùng, được làm nguội về 22- 300C, sau đó được bơm vào bồn vô trùng để chứa và chiết rót sản phẩm vào hộp. Quá trình chiết rót vô trùng nhằm đảm bảo cho sản phẩm và nguyên liệu bao bì đều được tiệt trùng, sản phẩm bảo quản được lâu hơn.
Quy trình công nghệ sản xuất nước dừa cô đặc:
Hình 2: Công nghệ sản xuất nước dừa cô đặc
Thuyết minh quy trình công nghệ:
Nguyên liệu sử dụng cho dây chuyền sản xuất này là dừa trái đã được lột vỏ được thu mua từ địa phương và các tỉnh lân cận. Dừa trái sau khi tập trung tại khu vực bãi chứa nguyên liệu và chuyển vào dây chuyền sản xuất để khoan lấy nước.
Khoan, lấy nước dừa: Trái dừa sau khi lột vỏ được đưa vào máy khoan để đục lỗ và lấy phần nước dừa, phần cơm dừa dùng để làm nguyên liệu cho các sản phẩm khác. Trong quá trình tách vỏ, lấy nước có thể nhiễm vi sinh vật từ môi trường vào nước dừa.
Lọc: Nước dừa được lấy ở công đoạn trên được đưa vào máy lọc nhằm tách các thành phần cặn ra khỏi nước dừa nguyên chất.
Ly tâm: Quá trình ly tâm nhằm loại bỏ chất béo và cặn lẫn trong nước dừa, tạo độ tươi ngon và đồng nhất cho sản phẩm.Sản phẩm sau ly tâm được bơm qua hệ thống thanh trùng.
Thanh trùng: Quá trình thanh trùng, nhằm tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh có mặt trong nước dừa, giảm lượng tải khuẩn, kéo dài thời gian chờ cho các công đoạn tiếp theo.Quá trình thanh trùng được thực hiện ở nhiệt độ 74- 760C.
Cô đặc: Công đoạn này nhằm loại bỏ nước trong sản phẩm tạo ra sản phẩm có hàm lượng chất khô cao.Quá trình cô đặc sử dụng công nghệ cô đặc chân không giúp giữ lại hương vị tự nhiên của sản phẩm.
Rót vô trùng: Sản phẩm sau khi cô đặc được bơm vào bồn vô trùng để chiết rót sản phẩm vào lon (hộp). Quá trình chiết rót vô trùng nhằm đảm bảo cho sản phẩm và nguyên liệu bao bì đều được tiệt trùng, sản phẩm bảo quản được lâu hơn.
Quy trình công nghệ sản xuất cơm dừa nạo sấy
Hình 3: Quy trình công nghệ sản xuất cơm dừa nạo sấy
Thuyết minh công nghệ sản xuất:
Nguyên liệu của dây chuyền sản xuất này là cơm dừa mua từ địa phương và từ dây chuyền sản xuất nước dừa cô đặc của cơ sở.
Dừa trái sau khi được tách bỏ, lấy nước được đưa qua công đoạn tách bỏ gáo và lấy cơm dừa. Chuẩn bị cho quá trình nghiền, tách hết phần vỏ để lấy phần cơm dừa. Phần vỏ nâu của cơm dừa có sắc tố tannin, khi chế biến sẽ làm sản phẩm sẫm màu, sẽ bị loại bỏ. Trong quá trình tách vỏ có thể nhiễm vi sinh vật từ môi trường vào cơm dừa.
Rửa, phân loại:
Rửa: Nhằm làm sạch dừa một lần nữa, loại bỏ bụi bẩn trong quá trình vận chuyển, tách vỏ và tạp chất còn sót lại (không đáng kể), một phần vi sinh vật bề mặt.
Phân loại: nhằm kiểm tra, loại bỏ tạp chất hay những miếng dừa không đạt yêu cầu giúp cho nguyên liệu đồng nhất không ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giúp thiết bị hoạt động ổn định.
Ngâm: Cơm dừa sau khi được rửa và phân loại được tiếp tục chuyển vào bồn ngâm. Thời gian ngâm cơm dừa từ 2 đến 4 giờ. Công đoạn này nhằm giúp cho cơm dừa hút đủ nước, tạo độ giòn thuận lợi cho công đoạn xay nhỏ tiếp theo.
Thanh trùng: Quá trình thanh trùng, nhằm tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh có trên bề mặt của cơm dừa tươi, giảm lượng tải khuẩn, kéo dài thời gian chờ cho các công đoạn tiếp theo. Quá trình thanh trùng được thực hiện ở chế độ 74-760C.
Xay: Cơm dừa sau khi được thanh trùng sẽ được cho vào máy xay nhằm cắt nhỏ nguyên liệu theo kích thước hạt mong muốn. Tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng điều chỉnh máy xay để cơm dừa sau khi xay có kích thước phù hợp.
Sấy: Mục đích: làm bốc hơi nguyên liệu cơm dừa tươi, tiêu diệt vi sinh vật, vô hoạt enzyme. Để đảm bảo chất lượng cơm dừa sấy có màu trắng tự nhiên và giữ độ thơm tự nhiên của cơm dừa, máy sấy cơm dừa sẽ có các khoan gia nhiệt phù hợp với nhiệt độ tăng dần đồng thời đảm bảo nhiệt độ đồng đều của sản phẩm trong buồng sấy.
Có hai loại sản phẩm cơm dừa sấy khô:
+ Cơm dừa sấy khô độ béo cao: sử dụng cơm dừa tươi theo quy trình như trên.
+ Cơm dừa sấy khô độ béo thấp: Sử dụng cơm dừa sau khi ép lấy nước cốt dừa đưa trực tiếp vào máy sấy cơm dừa.
Sàn nguội: Nhằm giảm nhiệt độ sau khi sấy của sản phẩm để chuẩn bị cho khâu đóng gói tiếp theo. Quy trình làm nguội sử dụng cooling tower.
Phân loại: Cơm dừa sấy khô sau khi làm nguội sẽ được cho qua sàn phân loại kích thước hạt cơm dừa theo yêu cầu của khách hàng.
Đóng gói vô khuẩn: Sản phẩm sau khi được đóng gói hoàn chỉnh, sẽ được chuyển đến thiết bị dò kim loại để kiểm tra một lần nữa. Tuy nhiên dò kim loại chỉ là biện pháp kiểm tra không thể loại bỏ kim loại, vì vậy trong suốt quy trình sấy được bố trí thêm 5 nam châm vĩnh cửu dùng để giữ lại các mảnh kim loại, các mạc kim loại có thể có trong cơm dừa do toàn bộ thiết bị đều làm bằng kim loại và trong quá trình xay cơm dừa có thể bị rách lưới gây rơi rớt các mảnh kim loại.
Cơm dừa sau khi dò kim loại xong sẽ được bảo quản ở nhiệt độ thường.
Quy trình công nghệ sản xuất Trái cây đông lạnh xuất khẩu:
Hình 4: Sản xuất trái cây đông lạnh
Thuyết minh quy trình sản xuất:
Nhận nguyên liệu: Nguyên liệu (RM) được chuyển đến công ty, QC kiểm tra chất lượng nguyên liệu trước khi đưa nguyên liệu vào kho.
Rửa 1: Công nhân đưa nguyên liệu vào bể rửa 1, rửa bằng clorin 150-200 ppm. Sau khi nguyên liệu được vận chuyển sang bể rửa 2, rửa bằng chlorine 150- 200 ppm, thời gian tiếp xúc khoảng 2-3 phút, QC kiểm tra nồng độ chlorine mỗi giờ và bổ sung chlorine vào bể nếu nồng độ chlorine trong bể thấp hơn 150ppm, cứ 4 giờ thay nước trong bể rửa. Tần suất thay nước: 4h/lần. QC kiểm tra nguyên liệu sau mỗi giờ rửa. Yêu cầu: nguyên liệu phải không lẫn tạp chất
Chần: Bể chần phải được vệ sinh sạch sẽ. Công nhân trong khu vực chần phải tuân thủ vệ sinh cá nhân. Vận hành máy chần để điều chỉnh nhiệt độ chần 95-980C trong 2 phút 36 giây, thay nước cho tháp chần 4 giờ một lần. Trọng lượng nguyên liệu qua máy chần: 4,5 pallet (~ 3.132tấn) mỗi giờ. Nhiệt độ bề mặt vật liệu ≥850C. QC kiểm tra nhiệt kế 30 phút 1 lần. Kết quả kiểm tra được ghi vào Biên bản kiểm tra chần.
Lột vỏ: công nhân dùng dao cạo sạch da.
Rửa 2: Bán thành phẩm được vận chuyển sang bồn chứa Chlorine 50-100 ppm (thời gian tiếp xúc 50-70 giây). QC kiểm tra nồng độ chlorine mỗi giờ và bổ sung chlorine vào bể nếu nồng độ chlorine trong bể nhỏ hơn 50 ppm. Tần suất thay nước: 2h/lần. QC kiểm tra nguyên liệu (bán thành phẩm) sau mỗi giờ rửa. Yêu cầu: nguyên liệu phải không lẫn tạp chất. Không có mùi lạ
Cắt dices: Công nhân dùng máy cắt theo kích thước yêu cầu.
Rửa 3: Công nhân cho nguyên liệu vào bể rửa, rửa bằng nước clorin 50- 100ppm (thời gian xúc khoảng 3-5 giây) Sau khi rửa dung dịch chlorrine, QC kiểm tra nồng độ chlorine sau mỗi 05 phút và bổ sung chlorine vào bể nếu nồng độ chlorine trong bể nhỏ hơn 50 ppm. QC kiểm tra nguyên liệu sau khi rửa hàng giờ. Yêu cầu: nguyên liệu phải không lẫn tạp chất. Không có mùi lạ
Đông lạnh: Bán thành phẩm được đưa vào tủ đông để cấp đông sản phẩm đến nhiệt độ ≤ -18ºC
Cân – đóng gói trong túi: Công nhân cân hàng đông lạnh vào túi PA/PE
Đóng túi vào thùng carton: Sau khi cân đóng túi, công nhân cho sản phẩm vào thùng Carton.
Dò kim loại: Sau khi đóng thùng, công nhân đưa sản phẩm qua máy dò kim loại để kiểm tra, tách sản phẩm nghi nhiễm kim loại để xử lý.
Kho bảo quản: kho bảo quản ở < -24°C. Nhân viên kho bố trí khu vực bảo quản thành phẩm theo nguyên tắc nhập trước xuất trước.
Xuất hàng: Nhiệt độ cài đặt trong thùng chứa <24°C. Nhân viên xuất hàng lên container đủ số lượng theo yêu cầu của công ty.
Sản phẩm đầu ra của cơ sở là các sản phẩm được chế biến từ trái dừa đạt chất lượng cao, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Danh mục các sản phẩm của cơ sở được trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng 1 Sản phẩm đầu ra của cơ sở
TT |
Sản phẩm |
Khối lượng (Tấn sản phẩm/năm) |
1 |
Cơm dừa nạo sấy |
5.000 |
2 |
Nước dừa cô đặc |
10.000 |
3 |
Nước cốt dừa cô đặc |
6.000 |
4 |
Trái cây đông lạnh |
3.456 |
|
Tổng |
24.456 |
Nguồn: Công ty Cổ phần CNTP .... Tiền Giang, 2024
Nhu cầu nguyên liệu, hóa chất
Nguyên liệu: dừa trái, cơm dừa, trái cây các loại (thanh long, xoài…) nguồn cung cấp: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh và các tỉnh lân cận
Bảng 2: Bảng cân bằng nguyên, vật liệu của cơ sở
STT |
Tên nguyên liệu |
Khối lượng |
Thành phẩm, phế thải,… |
1 |
Dừa trái |
135 tấn/ngày |
Nước dừa 33,3 tấn/ngày |
Cơm dừa 37 tấn/ngày |
|||
Gáo dừa 16,2 tấn/ngày |
|||
Xơ dừa 47,2 tấn/ngày |
|||
Tạp chất 1% (1,35 tấn/ngày) |
|||
2 |
Cơm dừa |
57 tấn/ngày |
|
2.1 |
Phục vụ sản xuất nước cốt dừa cô đặc |
37 tấn/ngày |
Nước cốt dừa: 20 tấn/ngày |
Cơm dừa:16,96 tấn/ngày |
|||
Vỏ nâu: 0,037 tấn/ngày |
|||
2.2 |
Phục vụ sản xuất cơm dừa nạo sấy |
16,96 tấn/ngày (cơm dừa độ béo thấp) hoặc 20 tấn/ngày (cơm dừa tươi) |
Cơm dừa nạo sấy: 16,7 tấn/ngày |
Vỏ nâu: 0,002 tấn/ngày |
|||
Bay hơi: Tạp chất khác: 3,298 tấn/ngày |
|||
3 |
Trái cây các loại (Thanh long, xoài…) |
12,80 tấn/ngày |
Thành phẩm: 12 tấn/ ngày |
Vỏ trái cây thải bỏ: 0,8 tấn.ngày |
Nguồn: Công ty Cổ phần CNTP .. Tiền Giang, 2024
Hoá chất sử dụng: NaOH, Acid Phosphoric, phụ gia tẩy rửa,...
Bảng 3: Nhu cầu sử dụng hóa chất của cơ sở
STT |
Hóa chất sử dụng |
Khối lượng sử dụng (Tấn/năm) |
Mục đích sử dụng |
1 |
NaOH |
150 |
Sử dụng vệ sinh đường ống, thiết bị, Xử lý nước thải, xử lý khí thải lò hơi |
2 |
Acid Phosphoric |
40 |
Sử dụng đường ống, thiết bị, xử lý nước thải |
3 |
Phụ gia tẩy rửa |
10 |
Vệ sinh sàn nhà xuởng, phụ trợ vệ sinh đường ống, thiết bị |
4 |
Hóa chất tẩy rửa đường ống, thiết bị (dung dịch NaOH 2% + nước và dung dịch NaOH 2%, HNO3 1%, nước) |
6 |
Vệ sinh đường ống, thiết bị |
5 |
Hóa chất vệ sinh sàn nhà như Power Floral, Klenco Chemicals, Chlonrine 15% |
4 |
Vệ sinh sàn nhà, khử trùng, diệt khuẩn |
6 |
Phèn PAC |
10 |
Sử dụng trong xử lý nước thải |
7 |
Chlorine |
700 (Kg/tháng |
Sử dụng trong xử lý nước thải và ngâm rửa cơm dừa |
8 |
Phân bón |
60 (Kg/năm |
Sử dụng chăm sóc cây xanh |
9 |
Hóa chất diệt côn trùng |
15 (Lít/năm) |
Nguồn: Công ty Cổ phần CNTP ....Tiền Giang, 2024
Nhu cầu nhiên liệu
Bảng 4: Nhu cầu sử dụng nhiên liệu của cơ sở
STT |
Nhiên liệu |
ĐVT |
Số lượng |
Nguồn cung cấp/Mục đích sử dụng |
1 |
Dầu DO |
Lít/năm |
600 |
Sử dụng cho các thiết bị máy móc, xe nâng, các phương tiện chuyên chở hàng hóa |
STT |
Nhiên liệu |
ĐVT |
Số lượng |
Nguồn cung cấp/Mục đích sử dụng |
2 |
Củi trấu |
Tấn/ngày |
10 |
Sử dụng đốt lò hơi. |
3 |
Dầu máy biến áp |
Dầu MBA là dầu Supertrans Shell, Diala, Nynas, Caltex hoặc tương đương, không chứa các chất phụ gia, không chứa PCBs. Lượng dầu này được cung cấp kèm theo từng MBA. Thông thường, định kỳ hằng năm sẽ mời điện lực đến kiểm tra dầu trong các MBA. Công tác lọc dầu có thể được thực hiện khi chất lượng dầu có sự thay đổi (thông qua các thí nghiệm) 02 đến 03 năm hoặc 10 năm tùy theo tình hình thực tế. |
Nguồn: Công ty Cổ phần CNTP ..... Tiền Giang, 2024
Nhu cầu máy móc, thiết bị
Các thiết bị máy móc phục vụ cho cơ sở sản xuất bao gồm các thiết bị có sẵn tại cơ sở. Danh mục máy móc chính theo bảng sau:
Bảng 5: Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động
STT |
Tên máy móc, thiết bị |
Số lượng |
A |
DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT CHÍNH (Nhập khẩu) |
|
1 |
Cụm thiết bị khoan dừa lấy nước và sơ chế cơm dừa công suất 300.000 trái/ngày |
1 |
2 |
Hệ thống thiết bị sản xuất nước cốt dừa độ béo cao công suất 4 tấn/giờ |
1 |
2.1 |
Cụm thiết bị máy xay và ép nước cốt dừa công suất 4 tấn/giờ |
1 |
2.2 |
Cụm thiết bị máy lọc, làm lạnh và thanh trùng công suất 4 tấn/giờ |
1 |
2.3 |
Cụm thiết bị đồng hóa, phối trộn và tiệt trùng công suất 4 tấn/giờ |
1 |
2.4 |
Cụm thiết bị bồn chứa vô trùng và chiết vô trùng công suất 4 tấn/giờ |
1 |
3 |
Hệ thống thiết bị sản xuất nước dừa cô đặc công suất 4 tấn/giờ |
1 |
3.1 |
Cụm thiết bị lọc, ly tâm và phối trộn |
1 |
3.2 |
Cụm thiết bị thiết bị thanh trùng |
1 |
3.3 |
Cụm thiết bị cô đặc |
1 |
3.4 |
Cụm thiết bị chiết vô trùng |
1 |
4 |
Hệ thống thiết bị sản xuất cơm dừa sấy khô công suất 3 tấn/giờ |
1 |
B |
HỆ THỐNG PHỤ TRỢ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT |
|
1 |
Hệ thống áp suất dương và điều hòa không khí nhà xưởng |
1 |
2 |
Sàn thao tác |
1 |
3 |
Hệ thống chiếu sáng |
1 |
4 |
Băng tải |
1 |
5 |
Máy lột vỏ dừa |
1 |
6 |
Máy phun mực |
1 |
7 |
Máy đóng ghim |
1 |
8 |
Máy đai dây |
1 |
STT |
Tên máy móc, thiết bị |
Số lượng |
A |
DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT CHÍNH (Nhập khẩu) |
|
9 |
Máy hàn miệng PE liên tục |
1 |
10 |
Máy hàn miệng PE tay |
1 |
11 |
Xe nâng tay |
5 |
12 |
Xe nâng điện |
3 |
13 |
Cân điện tử (Cân nông sản nguyên liệu) |
1 |
14 |
Vít tải liệu |
1 |
15 |
Hệ thống đóng bao thành phẩm |
1 |
16 |
Hệ thống phụ trợ |
1 |
17 |
Dàn lạnh điều hòa không khí |
1 |
C |
HỆ THỐNG UTILITIES NHÀ MÁY |
|
1 |
Nồi hơi biomass 10 tấn/giờ |
1 |
2 |
Trạm biến áp công suất 2.000 KVA |
1 |
3 |
Hệ thống điện hạ thế |
1 |
4 |
Máy phát điện công suất 825 KVA |
1 |
5 |
Tủ điện động lực và điện điều khiển |
1 |
6 |
Hệ thống bình áp lực |
1 |
7 |
Máy nén khí |
1 |
D |
THIẾT BỊ HỆ THỐNG KHO & VẬN TẢI NHÀ MÁY |
|
1 |
Hệ thống kệ sản phẩm |
1 |
2 |
Hệ thống thông gió kho |
1 |
3 |
Xe nâng điện |
2 |
4 |
Xe nâng Diesel |
3 |
5 |
Xe tải |
3 |
E |
THIẾT BỊ HỆ THỐNG PCCC NHÀ MÁY |
|
1 |
Hệ thống chống sét nhà xưởng |
1 |
2 |
Hệ thống phòng cháy chữa cháy |
1 |
F |
THIẾT BỊ KHO ĐÔNG LẠNH |
|
1 |
Hệ thống chiếu sáng |
1 |
2 |
Hệ thống đèn diệt công trùng |
1 |
3 |
Hệ thống điều hòa – máy lạnh |
1 |
4 |
Máy in date |
1 |
5 |
Máy dò kim loại |
1 |
6 |
Băng tải nạp liệu OCT |
1 |
7 |
Hệ thống bơm nước |
1 |
8 |
Máy ép nhiệt chạy |
2 |
9 |
Máy ép nhiệt đạp |
2 |
10 |
Hệ thống Motor thổi khí – khuấy xả cặn .. |
1 |
H |
THIẾT BỊ KHU SƠ CHẾ |
|
1 |
Quạt cắt gió |
3 |
2 |
Băng tải rửa đậu |
2 |
3 |
Máy đánh lông đậu |
1 |
STT |
Tên máy móc, thiết bị |
Số lượng |
A |
DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT CHÍNH (Nhập khẩu) |
|
4 |
Quạt hút khói |
6 |
5 |
Máy xịt áp lực |
1 |
6 |
Diệt côn trùng |
2 |
7 |
Hệ thống Đèn 1m2 |
1 |
8 |
Đèn exit |
1 |
9 |
Bồn rửa |
2 |
10 |
Băng tải phế phẩm |
2 |
11 |
Băng tải phân phối |
1 |
12 |
Bơm tuần hoàn |
4 |
13 |
Băng tải phun cao áp |
1 |
14 |
Hệ thống Băng tải bán thành phẩm 1,2 |
1 |
15 |
Băng tải rác |
10 |
16 |
Máy tách hạt đậu |
2 |
17 |
Máy rửa hạt đậu |
1 |
18 |
Băng tải nguyên liệu 1,2 |
2 |
19 |
Băng tải rửa lạnh 1,2 |
2 |
20 |
Băng tải cắt xí ngầu 1,2 |
2 |
21 |
Băng tải vận chuyển |
4 |
22 |
Băng tải gơm KVH |
1 |
23 |
Băng tải máy cắt TL |
1 |
24 |
Máy diệt côn trùng |
2 |
25 |
Máy cắt |
1 |
26 |
Máy TD-500 |
1 |
27 |
Đèn pha |
32 |
28 |
Bồn thổi khí |
2 |
29 |
Sấy tay |
10 |
30 |
Đèn Exit |
4 |
31 |
Quạt trần |
2 |
32 |
Hệ thống Máy lạnh |
1 |
Nguồn: Công ty Cổ phần CNTP .... Tiền Giang, 2024
+ Phía Đông: Giáp với nhà dân, đất vườn;
+ Phía Tây: Giáp với nhà dân, đất vườn;
+ Phía Nam: Giáp với sông Cửa Tiểu;
+ Phía Bắc: Giáp với tuyến Đê Bình Ninh (đi Tỉnh lộ 877 và phà Tân Thới).
Hình 5. Vị trí cơ sở
Tổng diện tích khu đất cơ sở là 29.814 m2 thuộc quyền sở hữu của bà ...... và .....(là cổ đông của Công ty Cổ phần Công nghiệp Thực phẩm ... Tiền Giang) đứng tên chủ sở hữu cam kết góp đất thực hiện cơ sở (Đính kèm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).
Hiện trạng sử dụng đất của cơ sở như sau:
Bảng 6: Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất của cơ sở
TT |
Thửa đất số |
Diện tích (m2) |
Mục đích sử dụng |
Hạn sử dụng |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
Chuyển mục đích sử dụng từ |
|
|
|
|
|
đất trồng cây lâu năm thành |
1 |
03 |
4.502,2 |
Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp |
25/03/2069 |
đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, diện tích 4502,2 m2 theo Quyết định số 152/QĐ-UBND ngày |
|
|
|
|
|
25/03/2019 của UBND |
|
|
|
|
|
huyện Chợ Gạo. Hồ sơ số |
TT |
Thửa đất số |
Diện tích (m2) |
Mục đích sử dụng |
Hạn sử dụng |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
002805.CM.001 |
2 |
13 |
3.922,2 |
-Đất ở nông thôn: 100m2 -Đất trồng cây lâu năm: 907,5m2 -Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: 2.914,7m2 |
- Đất ở nông thôn: Lâu dài -Đất trồng cây lâu năm: 14/01/2047 -Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: 25/03/2069 |
Chuyển mục đích sử dụng từ đất trồng cây lâu năm thành đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, diện tích 2914,7 m2 theo Quyết định số 153/QĐ-UBND ngày 25/03/2019 của UBND huyện Chợ Gạo. Hồ sơ số 004706.CM.001 |
3 |
20 |
1.124,9 |
- Đất trồng cây lâu năm: 1.040,1 m2 - Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: 84,8 m2 |
|
Chuyển mục đích sử dụng từ đất trồng cây lâu năm thành đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, diện tích 84,8 m2 theo Quyết định số 154/QĐ-UBND ngày 25/03/2019 của UBND huyện Chợ Gạo. Hồ sơ số 005018.CM.001 |
4 |
81 |
1.901 |
|
|
Chuyển mục đích sử dụng từ đất trồng cây lâu năm thành đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, diện tích 1671,8 m2 theo Quyết định số 159/QĐ-UBND ngày 25/03/2019 của UBND huyện Chợ Gạo. Hồ sơ số 000166.CM.001 |
5 |
80 |
1.361,7 |
- Đất ở nông thôn: 300m2 |
- Đất ở nông thôn: Lâu dài |
Chuyển mục đích sử dụng từ đất trồng cây lâu năm thành |
>>> XEM THÊM: Thuyết minh lập dự án nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: (028 22 142 126 - 0903 649 782
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn
Website: www.minhphuongcorp.com: www.khoanngam.com; www.lapduan.com;
Gửi bình luận của bạn