Báo cáo đề xuất GPMT dự án nhà máy dệt vải

Báo cáo đề xuất GPMT dự án nhà máy dệt vải. Công suất: 10.000 tấn/năm tương đương 19.000.000 m2 vải /năm.

Ngày đăng: 01-07-2025

1 lượt xem

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................... iv

DANH MỤC BẢNG......................................................................... v

DANH MỤC HÌNH......................................................................... vi

Chương I: THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ.................................. 1

1.  Tên chủ cơ sở.................................................................................... 1

2.  Tên cơ sở...................................................................................... 1

3.  Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở......................... 3

3.1.  Công suất hoạt động của cơ sở....................................................... 3

3.2.  Công nghệ sản xuất của cơ sở:............................................... 3

3.3.  Sản phẩm của cơ sở:.............................................................................. 8

4.   Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở...... 8

4.1.  Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất sử dụng cho Cơ sở.......................... 8

4.2.  Nhu cầu sử dụng điện........................................................................................... 10

4.3.  Nhu cầu sử dụng nước.......................................................................................... 11

5.  Các thông tin khác liên quan đến cơ sở...................................................................... 14

Chương II: SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG..... 21

2.1.  Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường...... 21

2.2.  Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường....................... 21

Chương III: KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ..... 23

1.  Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải................ 23

1.1.  Thu gom, thoát nước mưa:.......................................................................... 23

1.2.  Thu gom, thoát nước thải.............................................................................. 24

1.3.  Xử lý nước thải:............................................................................................. 26

2.  Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải............................................................ 33

2.1.  Hệ thống xử lý bụi tại công đoạn dệt, tiền xử lý vải...................................... 34

2.2.  Hệ thống xử lý khí thải từ dây chuyền sản xuất (quá trình pha hóa chất nhuộm).. 36

2.3.  Hệ thống xử lý khí thải từ hoạt động lò hơi và lò dầu tải nhiệt................... 38

2.4.  Giảm thiểu bụi, khí thải từ hoạt động xe ra vào cơ sở................................. 41

2.4.  Đối với mùi hôi từ xử lý nước thải tập trung................................................... 41

3.  Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường........................ 42

3.1.  Chất thải rắn sinh hoạt.................................................................................. 42

3.2.  Chất thải rắn công nghiệp thông thường................................................... 42

4.  Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại (CTNH)........................ 43

5.  Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung............................................ 45

6.  Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.......................................... 46

6.1.  Phòng ngừa sự cố hóa chất............................................................................... 46

6.2.  Công tác phòng cháy chữa cháy, ứng cứu sự cố............................................. 47

6.3.  Biện pháp phòng chống tai nạn và bảo hộ lao động cho công nhân.............. 48

6.4.  Biện pháp giảm thiểu sự cố hệ thống xử lý nước thải...................................... 49

6.5.  Biện pháp giảm thiểu sự cố hệ thống xử lý khí thải.......................................... 50

8.  Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường...... 51

9.  Các nội dung thay đổi so với giấy phép môi trường đã được cấp....................... 52

10. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học.. 53

Chương IV: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG............ 54

1.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải.................................................. 54

1.1.  Nội dung đề nghị cấp phép........................................................................... 54

1.2.  Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với thu gom, xử lý nước thải....................... 54

2.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải...................................................... 56

3.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung....................................... 58

Chương V: KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ...................... 60

1.  Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải............................... 60

1.1.  Quan trắc định kỳ......................................................................................... 60

1.2.  Quan trắc tự động, liên tục........................................................................ 61

2.  Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải........................ 61

2.1.  Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi................................... 61

2.2.  Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với khí thải........................... 62

3.   Kết quả quan trắc môi trường trong quá trình lập báo cáo (chỉ áp dụng đối với cơ sở không phải thực hiện quan trắc chất thải theo quy định)....

Chương VI: CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ..... 67

1.  Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải...................................... 67

2.   Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật....67

2.1.  Chương trình quan trắc môi trường định kỳ...................................................... 67

2.2.  Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải............................................ 68

2.3.   Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ cơ sở... 68

3.  Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm................................................. 68

Chương VII: KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ.......68

Chương VIII: CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ............................ 69

Chương I.

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1.Tên chủ cơ sở

CÔNG TY TNHH ........... (VIỆT NAM)

-   Địa chỉ văn phòng:Khu công nghiệp Phước Đông, xã Phước Đông, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh, Việt Nam.

-  Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: Ông .........

-  Chức vụ: Tổng giám đốc

- Điện thoại: .......;   Fax: ...........

-  E-mail:...........

-  Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên số ...... đăng ký lần đầu ngày 30/8/2016, đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 02/8/2023.

- Mã số thuế:........

2.Tên cơ sở

2.1. Tên cơ sở, địa điểm thực hiện:

NHÀ MÁY DỆT VẢI...

-   Địa điểm cơ sở: .....Khu công nghiệp Phước Đông, xã Phước Đông, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.

2.2.Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án:

-   Giấy chứng nhận đầu tư số ......, chứng nhận lần đầu ngày 22/8/2016, điều chỉnh lần thứ 7 ngày 10/8/2023 được Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh cấp.

-  Giấy phép xây dựng số 17.016/GPXD ngày 20/9/2017 của Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh cấp cho Công ty TNHH......... (Việt Nam).

-   Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất số..... được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh cấp ngày 30/12/2021.

2.3. Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các giấy phép môi trường thành phần:

-  Quyết định số ...../QĐ-UBND ngày 25/5/2017 về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Nhà máy dệt vải ... tại xã KCN Phước Đông, xã Phước Đông, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh cấp cho Công ty TNHH .....

- Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại mã số QLCTNH: .. được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh cấp ngày 16/10/2020.

2.4. Quy mô của cơ sở:

2.4.1. Quy mô cơ sở

Cơ sở có tổng vốn đầu tư: 1.125.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Một nghìn một trăm hai mươi lăm tỷ đồng). Theo tiêu chí quy định của Luật Đầu tư công số 58/2024/QH15 ngày 29/11/2024, cơ sở thuộc nhóm B (quy định tại Khoản 4 Điều 9 của Nghị định này).

2.4.2.Yếu tố nhạy cảm về môi trường quy định tại khoản 4 Điều 25 Nghị định này:

Cơ sở thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và không có yếu tố nhạy cảm về môi trường quy định tại Nghị định số 05/2025/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2025 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường..

2.4.3. Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:

-  Cơ sở sản xuất vải dệt kim;

-  Công suất: 10.000 tấn/năm tương đương 19.000.000 m2 vải /năm.

2.4.4. Phân nhóm dự án đầu tư:

-   Theo tiêu chí về môi trường để phân loại cơ sở, cơ sở thuộc nhóm I theo quy định tại Số thứ tự 3, Mục I, Điều 3 – Nghị định số 05/2025/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2025 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ- CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Do đó, Cơ sở thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 (Cơ sở, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí vê môi trường như đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này).

-  Về thẩm quyền cấp giấy phép môi trường: căn cứ vào khoản 3 Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, cơ sở thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh.

-   Về cấu trúc báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường: Báo cáo được thực hiện theo cấu trúc hướng dẫn tại Phụ lục X - Mẫu báo cáo đề xuất cấp, cấp lại giấy phép môi trường của cơ sở, KSX, KD, DV tập trung, CCN đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm I hoặc nhóm II (ban hành kèm theo Nghị định số 05/2025/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2025 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường).

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở

3.1. Công suất hoạt động của cơ sở

Công ty đã được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số ...... và cấp Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Nhà máy dệt vải ..... tại Quyết định số 1155/QĐ-UBND ngày 25/5/2017.

Công suất sản xuất các sản phẩm hiện tại của công ty, cụ thể:

Bảng 1.1: Công suất sản xuất các sản phẩm của công ty

STT

Tên sản phẩm

Công suất sản xuất

1

Vải dệt kim

10.000 tấn/năm tương đương 19.000.000 m2 vải /năm

(Nguồn: Công ty TNHH....(Việt Nam), 2024)

3.2.Công nghệ sản xuất của cơ sở:

Quy trình sản xuất của nhà máy áp dụng theo quy trình sản xuất mới và hiện đại. Toàn bộ quy trình mang tính tự động và khép kín, sử dụng ít công nhân.

Quy trình sản xuất của nhà máy như sau:

Hình 1.1: Quy trình sản xuất của nhà máy

Thuyết minh quy trình sản xuất:

Dệt

Quy trình dệt gồm: hồ sợi (hồ sợi dọc) – mắc sợi lên khung – dệt. Tùy theo loại nguyên liệu và sản phẩm mà chọn các loại máy dệt khác nhau gồm máy dệt kim đan tròn và máy dệt kim phẳng. Các loại vải có tính co giãn được dệt bằng máy dệt kim phẳng để có thể ngăn chặn triệt để những khác thường ở giữa trong quá trình dệt. Các loại vải khác thì dùng máy dệt kim đan tròn. Ngoài ra, mỗi máy dùng có một khoang ngăn bằng thép nhẹ, để phòng ngừa ô nhiễm bụi và lọc bụi để hạn chế bụi nhằm đảm bảo sức khỏe người lao động.

Kiểm tra vải thô

Vải thô đã dệt được nhân viên lấy mẫu đến phòng kiểm tra sản phẩm, tiến hành cân trọng lượng, đánh số, kiểm tra chất lượng bề mặt vải, đồng thời sửa những chỗ bị lỗi giúp ổn định kích thước vải, giảm bớt việc bề mặt vải không bằng phẳng hoặc vấn đề “gãy chân chim” (những đường bị gấp nếp).

Sau khi kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn, thành phẩm vải thô được chuyển qua xưởng nhuộm để tiếp tục quy trình sản xuất. Quy trình sản xuất tiếp theo là phối hợp các vải thô lại với nhau, cụ thể như sau:

Phối hợp vải

Khi đưa vải vào thì phải dùng máy may nối từng cuộn vải lại, đồng thời dùng máy thả vải, máy thả vải dựa vào chỉ dẫn trong thẻ quy trình sản xuất tiến hành phân công, phối hợp công việc. Sau công đoạn phối hợp vải, vải sẽ tiếp tục qua công đoạn tiền xử lý vải dựa vào các loại sợi khác nhau như poly, nylon, bông, rayon… và yêu cầu của công nghệ.

Tiền xử lý vải

Các loại vải đã dệt còn chứa nhiều tạp chất. Vì vậy tất cả các sản phẩm dệt đều khô cứng khó thấm các dung dịch hóa chất khác, nên rất khó nhuộm màu, mặt khác vải chưa có độ trắng cần thiết nên cần xử lý vải trước khi nhuộm. Mục đích của công nghệ tiền xử lý vải là làm sạch các tạp chất để tăng khả năng nhuộm màu, đảm bảo sản phẩm nhuộm được đều màu và màu được tươi. Máy định hình sẽ tiến hành định hình sơ vải thô cho các loại vải có chứa amoniac. Máy làm ẩm lại sẽ tiến hành làm ẩm vải, thả vải cho các loại vải sợi ngắn có chứa amoniac. Máy phòng co tiến hành khử dầu vải sợi dài. Ngoài ra, giai đoạn này dùng các loại phụ gia như NaOH, H2O2 và chất hoạt dộng bề mặt (chất nhũ hóa, chất thẩm thấu) …

Nhà máy sử dụng nguyên liệu là các loại sợi khác nhau, tuy nhiên sau khi qua công đoạn tiền xử lý vải và phối hợp vải để đưa vào công đoạn nhuộm thì các loại vải cần nhuộm tương đối giống nhau. Do đó chất thải phát sinh trong quá trình nhuộm đặc biệt là nước thải đối với từng loại nguyện liệu sợi là giống nhau.

Nhuộm – giặt

Đây là quá trình chính, sử dụng thuốc nhuộm tạo màu cho vải. Vải được ngầm trong dung dịch nhuộm, các chất phụ gia, chất trợ nhuộm để tăng khả năng nhuộm màu… trong quá trình nhuộm công ty sử dụng các loại thuốc nhuộm không có độc tố như: thuốc nhuộm phân tán, thuốc nhuộm hoạt tính, thuốc nhuộm axit, thuốc nhuộm cation, phẩm nhuộm… tùy luyện, chất kháng khuẩn, chất chống độc… tại công đoạn này hơi nóng từ lò hơi được cấp vào nhằm tạo điều kiện thẩm thấu màu nhuộm tốt hơn. Quy trình nhuộm màu được thực hiện trong thùng nhuộm tràn, có hơi nước với dung dịch tỷ thấp (tỷ lệ ngâm 1:4), dùng nước và hơi nước làm chất dẫn nhiệt để tiến hành nhuộm màu, đặc điểm của nhuộm màu là dùng vòi phun tràn, luồng không khí để dẫn chất, tùy thuộc vào thuốc nhuộm khác nhau mà lựa chọn công nghệ khác nhau.

Vải sau nhuộm được giặt tẩy, để loại bỏ tạp chất, màu dư trên vải. Các chất giặt tẩy thường dùng là natri cloxit (NaClO2), natri hypoclorit (NaOCl) hoặc hydro peroxide (H2O2) cùng các chất phụ trợ.

Công đoạn nhuộm chỉ được thực hiện phục vụ quy trình sản xuất của dự án, không thực hiện gia công nhuộm cho các nhà máy khác.

Tháo nước: Vải sau khi nhuộm được xả nước để giúp sấy khô đạt được hiệu quả hơn.

Sau khi được nhuộm – giặt, vải được chuyển qua công đoạn xử lý tiếp theo.

Công đoạn xử lý

Sau khi hoàn thành nhuộm màu, vải dệt kinh qua máy ép nước, vải sẽ ra khỏi máy nhuộm màu dưới dạng sợi thừng, sử dụng dụng cụ tách thừng để biến thành dạng khổ mở đồng thời loại bỏ lượng nước thừa trên bề mặt vải, sau đó lại ngâm qua các máng trong máy định hình thường gọi là xử lý hóa học với các loại phụ gia chức năng như: làm mềm, làm nhẵn, dầu silicone, chất chống thấm

Sấy khô

Vải sau công đoạn xử lý được sấy khô trong máy sấy. Tại đây hơi nóng từ lò dầu tải nhiệt sẽ cấp hơi vào giúp quá trình sấy khô nhanh hơn.

Công đoạn hậu gia công

Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà dùng các phương pháp gia công xử lý khác nhau (thường gọi là xử lý cơ học) để cải thiện đặc điểm và cảm giác khi sờ bên ngoài của vải, nhằm nâng cao giá trị gia tăng và khả năng ứng dụng của vải. Các loại máy có thể dùng trong công đoạn này bao gồm:

+ Máy mài lông (chức năng dùng để mài vải): làm cho bề mặt vải có hiệu quả mềm mịn.

+ Máy kéo lông (chức năng làm dậy lông): những sợi lông cong trên bề mặt vải được móc lên dưới tác dụng của kim và hồ, đạt đến kết quả dậy lông như mong muốn, có tác động giữ ấm.

+ Máy cắt lông (chức năng cắt lông): dùng loại bỏ lông tơ và lông cục trên bề mặt vải giúp bề mặt vải sạch sẽ hơn.

+ Máy chải lông (chức năng là chải lông): vải sau khi qua máy kéo lông được chải ngược lên, giúp lông có thể dựng đứng và xử lý cắt lông, kết quả cho lông trên bề mặt vải dài ngắn đều nhau.

+ Máy kết hạt: lấy hàng dệt dài sau khi mài, chải, cắt đem thổi hơi nước và xử lý sấy vòng, làm lớp lông trên bề mặt vải kết lại thành hình dạng hạt và đạt hiệu quả chống bung lông.

Định hình

Sau công đoạn hậu gia công, vải qua công đoạn định hình nhiệt độ cao, xử lý vải hoàn chỉnh để có thể đưa ra thị trường. Ví dụ muốn đảm bảo độ co và sức xoắn của hàng dệt vải ngắn, phải qua máy phòng co giảm độ co rút của vải mới có thể đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Kiểm tra thành phẩm

Vải thành phẩm chuyển qua khâu kiểm tra. Các sản phẩm bị lỗi sẽ được chuyển về các công đoạn trước để điều chỉnh.

Đóng gói, nhập kho

Sản phẩm sau khi kiểm tra chuyển qua khâu đóng gói, đóng thùng. Các thùng hàng được cho vào kho thành phẩm chờ xuất hàng.

3.3. Sản phẩm của cơ sở:

Sản phẩm của cơ sở là vải dệt kinh với công suất 10.000 tấn/năm. Hình ảnh sản phẩm của cơ sở như sau:

Hình 0.1: Sản phẩm sản xuất tại cơ sở

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở

4.1.Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất sử dụng cho Cơ sở

Nguyên liệu, vật liệu, hóa chất phục vụ cho quá trình sản xuất của cơ sở được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 1.2: Nhu cầu nguyên liệu, hóa chất và nhiên liệu phục vụ sản xuất năm 2023

TT

Tên nguyên liệu, hóa chất và nhiên liệu

Khối lượng (tấn/năm)

Xuất xứ

I

Nguyên liệu

1

Sợi cotton

410

 

 

Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan

2

Sợi CVC, T/C

85

3

Sợi Polyester

85

4

Sợi tổng hợp

54

5

Sợi nhân tạo

730

II

Hóa chất

II.1

Công đoạn nhuộm

1

Tẩy trắng huỳnh quang

20

Asia

TT

Tên nguyên liệu, hóa chất và nhiên liệu

Khối lượng (tấn/năm)

Xuất xứ

 

 

2

Thuốc nhuộm hoạt tính

+ Colvazol yellow CGB

+ Colvazol red CGB

+ Colvazol blue CGB

 

 

250

 

 

Đài Loan, Trung Quốc

 

 

3

Thuốc nhuộm phân tán

+ Lonsperse yellow LF-GY 100%

+ Lonsperse red LF-R 100%

+ Lonsperse blue LF-B 100%

 

 

200

 

 

Đài Loan

4

Chất thẩm thấu

200

Đài Loan

5

Chất giặt tẩy

100

Đài Loan

6

Sodium Hydroxide (NaOH)

40

Đài Loan

7

Acetic Acid (CH2COOH)

10

Đài Loan

8

Sodium Sulfate (Na2SO4)

100

Đài Loan

9

Sodium Carbonate (NaHCO3)

75

Đài Loan

10

Sodium Acetate (C2H3NaO2)

2

Đài Loan

11

Glycerine (C3H8O3)

130

Đài Loan

12

Sodium Metasilicate (Na2O3Si)

7

Đài Loan

13

Sodium Chloride (NaCl)

3

Đài Loan

14

Hydrogen Peroxide (H2O2)

50

Đài Loan

15

Citric Acid (C6H8O7)

85

Đài Loan

16

Amoniac

4

Đài Loan

17

Cellulase

10

Đài Loan

18

Chelating Dispersant

18

Trung Quốc

19

Chất làm mềm

80

Trung Quốc

20

Peregal O

5

Trung Quốc

21

Bột giặt

1

Trung Quốc

II.2

Công đoạn xử lý sau nhuộm

22

Chất chống tĩnh điện

3

Đài Loan

23

Chất chống tia cực tím

2

Trung Quốc

24

Chất chống thấm

3

Trung Quốc

25

Chất chống cháy

3

Trung Quốc

26

Chất làm bền màu

15

Trung Quốc

27

Chất tạo khuôn

2

Trung Quốc

TT

Tên nguyên liệu, hóa chất và nhiên liệu

Khối lượng (tấn/năm)

Xuất xứ

28

Dung dịch nhựa cây

2

Trung Quốc

29

Dung dịch Decolorizing

50

Trung Quốc

II.3

Hóa chất xử lý nước cấp phục vụ sản xuất

30

PAC

72

Trung Quốc

31

NaOH

144

Việt Nam

32

Polymer A

3

Hàn Quốc

33

NaCl

10

Việt Nam

34

Phèn nhôm Al2(SO4)3

360

Việt Nam

II.4

Hóa chất xử lý nước thải

35

PAC

288

Trung Quốc, Việt Nam

36

CKM (chất khử màu)

216

Trung Quốc

37

FeCl2

2.160

Việt Nam

38

H2SO4

144

Việt Nam

39

H2O2

216

Hàn Quốc, Bangladesh

40

NaOH

144

Việt Nam

41

Polymer A

3

Hàn Quốc

42

Polymer C

6

Hàn Quốc

43

Vôi CaO/Ca(OH)2

1.440

Việt Nam

44

Javel (NaOCl)

288

Việt Nam

45

Phèn nhôm Al2(SO4)3

432

Việt Nam

46

Phèn sắt FeSO4

288

Trung Quốc

46

Than hoạt tính

72

Ấn Độ, Hàn Quốc

III

Nhiên liệu

1

Than đá

6.800

Việt Nam

(Nguồn: Công ty TNHH ......... (Việt Nam), 2024)

4.2.Nhu cầu sử dụng điện

-  Nguồn cấp điện cho khu vực thuộc nguồn điện lưới quốc gia của Khu công nghiệp Phước Đông. Tại cơ sở không sử dụng máy phát điện.

-   Theo thống kê của Công ty, tổng nhu cầu sử dụng điện trong 7 tháng năm 2024 của Công ty là 6.103.364 kWh, cụ thể tại bảng sau:

Bảng 1.3. Nhu cầu dùng điện của cơ sở

Tháng

Lượng điện tiêu thụ (KWh)

Tháng 3

1.067.729

Tháng 4

836.656

Tháng 5

775.635

Tháng 6

820.792

Tháng 7

847.327

Tháng 8

945.480

Tháng 9

809.745

Tổng cộng

6.103.364

(Nguồn: Công ty TNHH ...... (Việt Nam), 2024)

4.3.Nhu cầu sử dụng nước

Nguồn cung cấp nước của cơ sở:

-  Đối với nước cấp sinh hoạt: được cung cấp bởi nhà máy nước sạch của khu công nghiệp Phước Đông với tổng công suất 220.000 m3/ngày.đêm, đảm bảo phục vụ nhu cầu sinh hoạt tại cơ sở.

-  Đối với nước cấp phục vụ sản xuất: nước thô được KCN Phước Đông cung cấp được lấy từ hồ Dầu Tiếng qua Kênh Đông. Công ty đã xây dựng và hoạt động ổn định hệ thống xử lý nước cấp công suất 5.000m3/ngày phục vụ cho hoạt động sản xuất tại cơ sở. Quy trình xử lý nước cấp tại cơ sở như sau:

Hình 1.2: Quy trình xử lý nước cấp phục vụ sản xuất tại cơ sở

Nhu cầu sử dụng nước của cơ sở bao gồm các hạng mục: Cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của công nhân viên, hoạt động sản xuất, tưới cây, tưới đường, PCCC. Theo TCVN 13606:2023 – Cấp nước, mạng lưới đường ống và công trình, yêu cầu thiết kế và QCVN 01:2021/BXD được tính toán cụ thể tại bảng sau:

Bảng 1.4: Thống kê nhu cầu dùng nước và nước thải của cơ sở

 

 

TT

 

Nhu cầu dùng nước

 

 

Số lượng

 

 

Định mức

Lưu lượng nước cấp sử dụng

Lượng nước thải

 

Căn cứ định mức

sử dụng nước

(ĐVT: m3/ngày.đêm)

 

1

Hoạt động sinh hoạt của công nhân viên

 

500 người

 

45 lít/ người.ngày

 

22,5

 

22,5

 

TCXDVN 13606:2023

 

 

 

2

 

Hoạt động sản xuất phục vụ xưởng nhuộm

12.000 tấn sợi/năm

(Thời gian hoạt động là 300 ngày/năm)

 

 

 

101 m3/tấn sợi

 

 

 

4.040

 

 

 

3.232

Số liệu định mức nước cấp cho sản xuất thực tế của nhà máy.

Nước thải từ sản xuất bằng 80% lượng nước cấp

 

 

 

3

 

 

Hoạt động lò hơi

 

 

 

-

 

 

 

-

 

 

 

5

 

 

 

-

Số liệu định mức nước cấp cho sản xuất thực tế của nhà máy. Nước được tuần hoàn sử dụng, không thải ra ngoài

4

Tưới cây, thảm cỏ

63.879,81

m2

3 lít/m2

191,6

-

Theo: QCVN 01:2021/BXD.

Chủ yếu sẽ bay hơi, được thấm xuống đất, một phần sẽ thoát vào hệ thống thoát nước mưa.

 

 

5

 

 

Rửa đường

 

 

23.651,7

m2

 

 

0,4 lít/m2/ lần tưới

 

 

9,5

 

 

-

TỔNG

4.268,6

3.254,5

 

Nước phòng cháy chữa cháy:

Ngoài nhu cầu sử dụng nước nêu trên thì Dự án còn sử dụng nước mục đích phòng cháy chữa cháy (PCCC). Lưu lượng cấp nước chữa cháy q = 15 l/s cho 01 đám cháy trong 3 giờ, số đám cháy xảy ra đồng thời 1 lúc là 1 đám cháy theo TCVN 2622:1995 – Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - yêu cầu thiết kế. Vậy lượng nước cần dự phòng cho chữa cháy là 216 m3/ngày (3h). Nước sử dụng cho PCCC được lưu chứa trong hồ chứa nước có dung tích 1.500 m3, đây là lượng nước cấp một lần dự trữ để chữa cháy khi có sự cố cháy nổ xảy ra.

Theo thống kê của Công ty, trung bình nhu cầu sử dụng nước cấp cho cơ sở trong 7 tháng năm 2024 là 1.429 m3/tháng, tương đương khoảng 55 m3/ngày; lượng nước thô cấp cho hệ thống xử lý nước tại cơ sở trung bình là 67.274 m3/tháng, tương đương 2.587 m3/ngày.

Bảng 1.5: Tổng lượng nước cấp tại cơ sở

 

Tháng

Lượng nước cấp phục vụ sinh hoạt (m3/tháng)

Lượng nước thô cấp cho hệ thống xử lý nước cấp tại cơ sở phục vụ hoạt động sản xuất (m3/tháng)

Tháng 03/2024

1.285

60.142

Tháng 04/2024

1.679

72.540

Tháng 05/2024

1.334

64.626

Tháng 06/2024

1.265

67.541

Tháng 07/2024

1.374

67.869

Tháng 08/2024

1.445

75.832

Tháng 09/2024

1.618

62.371

Tổng cộng

10.000

470.921

(Nguồn: Công ty TNHH ...... (Việt Nam), 2024)

5.Đối với cơ sở có sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất phải nêu rõ: điều kiện kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu; hệ thống thiết bị tái chế; phương án xử lý tạp chất; phương án tái xuất phế liệu.

Cơ sở không thuộc đối tượng.

6.Các thông tin khác liên quan đến cơ sở

6.1.Vị trí cơ sở sản xuất

Khu đất nhà máy tại .......Khu công nghiệp Phước Đông, xã Phước Đông, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh, với tổng diện tích khu đất là 152.903,4m2. Giới hạn khu đất như sau:

- Phía Đông Bắc: giáp đường N14 Công ty TNHH Ganlucky

- Phía Tây Nam: giáp đường N15 và Công ty TNHH ACTR

- Phía Đông Nam: giáp công ty TNHH NewWide Việt Nam

- Phía Tây Bắc: giáp đường D12 và Công ty Sailun. Vị trí cơ sở như hình sau:

Hình 1.3: Sơ đồ vị trí của cơ sở

Tọa độ địa lý giới hạn khu đất dự án thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1.6. Bảng tọa độ địa lý giới hạn khu đất

Tên điểm

Tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 105˚30’

X (m)

Y (m)

A

1231756.407

591353.543

B

1231483.698

591066.745

C

1231758.640

590805.310

D

1231768.630

590805.560

E

1232032.970

591083.560

F

1232032.790

591090.730

(Nguồn: Công ty TNHH ....... (Việt Nam), 2024)

6.2.Các hạng mục công trình

Cơ sở đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đang sử dụng trên khu đất có tổng diện tích 152.903,4 m2. Với các hạng mục công trình cụ thể như sau:

Bảng 1.7. Các hạng mục công trình tại cơ sở

STT

Hạng mục

Diện tích (m2)

Tỷ lệ diện tích (%)

I

Các hạng mục công trình chính

1

Xưởng nhuộm - xưởng định hình

14.420

9,43

2

Xưởng phôi – phối vải

22.320

14,60

II

Các hạng mục công trình phụ trợ

3

Kho thành phẩm

7.200

4,71

4

Nhà kho hóa chất – dung môi

1.223

0,80

5

Nhà lò hơi

3.162

2,07

6

Trạm cân 60T

62,56

0,04

7

Bể nước sạch

1.500

0,98

8

Nhà văn phòng

1.253,6

0,82

9

Nhà nghỉ giữa ca 1

344,7

0,23

10

Nhà nghỉ giữa ca 2

344,7

0,23

11

Nhà ăn

525

0,34

12

Nhà bảo vệ 1

20

0,01

13

Nhà bảo vệ 2

20

0,01

14

Nhà xe hơi

144

0,09

15

Nhà xe 02 bánh

1.040

0,68

16

Mái nối 1

2.158,25

1,41

17

Mái nối 2

128

0,08

18

Mái nối 3

720

0,47

19

Trạm điện 2

90

0,06

20

Trạm điện 1

370

0,24

21

Phòng bảo trì

238

0,16

22

Trạm bơm PCCC

32

0,02

23

Nhà vệ sinh

28

0,02

24

Nhà bấm thẻ

53

0,03

25

Cây xanh

63.879,81

41,78

26

Đường giao thông, sân bãi

23.651,7

15,47

III

Các hạng mục về bảo vệ môi trường

27

Khu vực chứa rác sinh hoạt

40

0,03

28

Khu vực chứa rác công nghiệp không nguy hại

370

0,24

29

Khu vực chứa CTNH

50

0,03

30

Khu xử lý nước thải

7.483,74

4,89

31

Phòng quan trắc và kênh đo lưu lượng

31,14

0,02

Tổng:

152.903

100

(Nguồn: Công ty TNHH ....... (Việt Nam), 2024)

>>> XEM THÊM: Dự án Khu du lịch sinh thái dưới tán rừng kết hợp trồng rừng và chăm sóc bảo vệ rừng

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline: (028 22 142 126 - 0903 649 782 
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn 
Website: www.minhphuongcorp.comwww.khoanngam.com;  www.lapduan.com;

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha