Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường (GPMT) cơ sở khu nuôi tôm công nghiệp. Sản phẩm cuối cùng của cơ sở là tôm chân trắng (Penaeus vanamei) thương phẩm và tôm được nuôi theo tiêu chuẩn SQF 1.000CM
Ngày đăng: 09-05-2025
26 lượt xem
MỤC LỤC.......................................................................................... i
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT..................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................... ii
DANH MỤC HÌNH VẼ............................................................. iii
Chương I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ....................... 1
1.1. Tên chủ cơ sở............................................................. 1
1.2. Tên cơ sở............................................................................ 1
1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở.............. 4
1.3.1. Công suất hoạt động của cơ sở................................................ 4
1.3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở..................................................... 6
1.3.3. Sản phẩm của cơ sở.................................................................. 9
1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở.... 9
1.5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở đầu tư.................................. 17
1.5.1. Hiện trạng sử dụng đất và hoạt động xây dựng các hạng mục công trình tại dự án...17
1.5.2. Khoảng cách an toàn theo quy định..................................................... 27
Chương II. SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG..... 28
2.1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường...... 28
2.2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường........................ 29
Chương III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ..... 30
3.1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải............... 30
3.1.1. Thu gom, thoát nước mưa..................................................................... 30
3.1.2. Thu gom, thoát nước thải.................................................................... 30
3.2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải.................................................... 38
3.2.1. Biện pháp cung cấp khí cho ao nuôi.................................................. 38
3.2.2. Biện pháp giảm thiểu mùi hôi sinh ra từ quá trình nuôi tôm.................. 39
3.3. Công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường................................. 40
3.3.1. Công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.................................. 40
3.3.2. Công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường......... 41
3.4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại............................. 43
3.5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung............................ 44
3.6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường................................. 45
3.6.2. Các biện pháp vệ sinh an toàn lao động.................................................. 45
3.6.3. Phòng ngừa và ứng phó với sự cố cháy nổ.............................................. 46
3.6.6. Biện pháp ứng phó sự cố tôm chết hàng loạt.................................... 47
3.7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác.......................................... 49
3.8. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường...... 50
Chương IV. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG................. 55
4.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải................................................. 55
4.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải.................................................... 57
4.3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung............................... 57
Chương V. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.. 58
5.1. Thông tin chung về tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường................... 58
5.3. Kết quả hoạt động của công trình xử lý bụi, khí thải............................................. 68
5.4. Kết quả thu gom, xử lý chất thải (đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải):...... 68
5.5. Kết quả nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất (đối với cơ sở sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất):...... 68
5.6. Tình hình phát sinh, xử lý chất thải.................................................... 68
5.7. Kết quả kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường của cơ sở........ 69
Chương VI. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ... 70
6.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải....................... 70
6.1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm............................................... 70
6.1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình thiết bị xử lý chất thải.... 70
6.2. Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật.......... 76
6.2.1. Chương trình quan trắc nước thải định kỳ............................... 76
6.2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải................... 76
6.2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ cơ sở....76
6.3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm................ 76
Chương VII. CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ................................. 77
PHỤ LỤC BÁO CÁO..................................... 79
CHƯƠNG I.
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
CÔNG TY CỔ PHẦN.....
- Địa chỉ văn phòng: xã Dương Hoà, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.
- Người đại diện theo pháp luật của cơ sở: Ông ......Chức danh: Phó Chủ tịch hội đồng quản trị.
- Điện thoại: .......; Fax: ..........
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần, mã số doanh nghiệp ...... do Phòng Đăng ký Kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên Giang cấp, đăng ký lần đầu ngày 21 tháng 8 năm 2007; đăng ký thay đổi lần thứ 5 ngày 24 tháng12 năm 2024.
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, mã số cơ sở: ....... do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên Giang chứng nhận lần đầu ngày 23/3/2009; chứng nhận thay đổi lần thứ sáu ngày 15/12/2022.
KHU NUÔI TÔM CÔNG NGHIỆP (MỞ RỘNG DIỆN TÍCH NUÔI TÔM VÀ CHUYỂN ĐỔI SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ NUÔI TÔM SIÊU THÂM CANH 02 GIAI ĐOẠN)
- Địa điểm cơ sở: Khu vực dự án thuộc địa phận ấp Ngã Tư, xã Dương Hoà, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. Khu nuôi tôm công nghiệp Dương Hòa hiện nay được quy hoạch trên tổng diện tích 8.928.800 m2 (trong đó có 6.400.000m2 diện tích cho khu vực nuôi tôm, 2.500.000m2 diện tích mặt nước biển và 28.800m2 diện tích là kênh, bờ bao dẫn nước bên ngoài ranh giới dự án) bao gồm các khu nuôi, khu ương, bờ bao, kênh dẫn nước, kho bãi, nhà ở, văn phòng,… Vị trí khu vực dự án có các mặt tiếp giáp như sau:
+ Phía Tây Bắc giáp kênh 1000 (ranh giới giữa xã Dương Hòa Điền và xã Dương Hòa) và kênh 3000;
+ Phía Đông Nam giáp kênh Cây Me và đất người dân;
+ Phía Bắc giáp kênh Tam Bản;
+ Phía Nam giáp đất dân.
Bảng 1.1: Toạ độ ranh khu nuôi tôm
Điểm |
Toạ độ |
|
X |
Y |
|
A |
1141400.053 |
507969.990 |
B |
1140406.743 |
509429.590 |
Điểm |
Toạ độ |
|
X |
Y |
|
C |
1138361.638 |
506751.247 |
D |
1138211.916 |
506262.340 |
E |
1137996.621 |
506229.057 |
F |
1137859.324 |
506096.271 |
G |
1137907.738 |
506008.784 |
H |
1138038.355 |
506129.300 |
I |
1138286.499 |
506166.245 |
J |
1138323.179 |
506284.789 |
K |
1138621.159 |
505722.974 |
L |
1138839.535 |
504948.271 |
M |
1140125.413 |
506104.670 |
A |
1141400.053 |
507969.990 |
Ghi chú: hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 104030’, múi chiếu 30.`
Hình 1. 1. Sơ đồ vị trí cơ sở Khu nuôi tôm công nghiệp
- Văn bản pháp lý liên quan đến cơ sở gồm:
+ Quyết định số 2572/QĐ-UBND ngày 06 tháng 11 năm 2020 của UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường của Cơ sở “Khu nuôi tôm công nghiệp (chuyển đổi sử dụng công nghệ nuôi tôm siêu thâm canh 02 giai đoạn” của Công ty Cổ phần...;
+ Giấy phép khai thác, sử dụng nước biển số 204/GP-UBND ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, thời hạn 10 năm;
+ Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 91/GP-UBND ngày 07 tháng 01 năm 2013 của của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, giấy phép có hiệu lực 05 năm (đến nay đã hết hiệu lực). Theo quy định vào thời điểm năm 2018 (năm phải thực hiện gia hạn giấy phép) tại Điểm d, Khoản 3, Điều 16, Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước thì cơ sở thuộc trường hợp không phải xin phép xả nước thải vào nguồn nước quy định tại Khoản 5, Điều 37, Luật Tài nguyên nước, nay được sửa đổi bởi Điểm a, Khoản 1, Điều 169, Luật Bảo vệ môi trường.
- Quy mô của cơ sở: Tổng nguồn vốn đầu tư cho cơ sở là 200.000.000.000 VNĐ (Hai trăm tỷ đồng chẵn) phân loại theo tiêu chí quy định của pháp Luật về đầu tư công cơ sở thuộc nhóm B - nhóm dự án nuôi trồng thủy sản (quy định tại Khoản 3, Điều 9, Luật Đầu tư công năm 2019 với quy mô từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng).
- Yếu tố nhạy cảm về môi trường quy định tại khoản 4, Điều 25, Nghị định số 05/2025/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2025 của Chính phủ: Không có.
- Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: nuôi trồng thuỷ sản (nuôi tôm công nghiệp “nuôi tôm thẻ”).
- Phân nhóm dự án đầu tư: theo quy định tại Mục III.6, Phụ lục III, Danh mục cơ sở đầu tư nhóm I có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao quy định tại khoản 3, Điều 28, Luật Bảo vệ môi trường kèm theo Nghị định số 05/2025/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2025 quy định Cơ sở sử dụng đất, đất có mặt nước quy mô lớn từ 100ha trở lên (tổng diện tích cơ sở 892,88ha).
- Căn cứ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường tại Điểm c, khoản 3, Điều 41, Luật Bảo vệ môi trường, cơ sở này thuộc đối tượng phải lập hồ sơ xin Giấy phép môi trường trình UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt.
Quy mô diện tích cơ sở:
- Diện tích toàn khu: 892,88ha (trong đó có 6.400.000m2 diện tích cho khu vực nuôi tôm, 2.500.000 m2 diện tích mặt nước biển và 28.800 m2 diện tích là kênh, bờ bao dẫn nước bên ngoài ranh giới cơ sở) gồm các hạng mục đất ao nuôi, ao ương, ao lắng, ao chứa bùn và xử lý nước thải và các hạng mục khác.
Công suất của cơ sở:
Bảng 1.2: Tổng hợp quy mô và công suất của dự án
Quy mô và công suất của cơ sở |
Quy mô và công suất tại thời điểm hiện tại xin cấp phép môi trường |
Quy mô diện tích cơ sở |
Quy mô công suất các hạng mục công trình đã đầu tư xây dựng đến thời điểm hiện tại xin cấp phép môi trường tại lô 1-9 và lô 12-14 là: |
- Đối tượng nuôi: tôm thẻ chân trắng. - Tổng diện tích mặt nước ao nuôi: 500.700m2 (diện tích ao nuôi 469.700m2 và diện tích ao ương 31.000m2). - Số lượng ao nuôi: 225 ao, bao gồm 194 ao nuôi và 31 ao ương. |
- Đối tượng nuôi: tôm thẻ chân trắng. - Tổng diện tích mặt nước ao nuôi: 450.700m2 (diện tích ao nuôi 419.700m2 và diện tích ao ương 31.000m2). - Số lượng ao nuôi: 205 ao, bao gồm 174 ao nuôi và 31 ao ương. |
Công suất của cơ sở |
Công suất của dự án đầu tư tại thời điểm hiện tại xin cấp phép môi trường là: |
- Mật độ thả tôm thẻ 200 - 220 con/m2 (trung bình 210 con/m2). - Thời vụ nuôi tôm trong năm gồm 03 vụ (03-3,5 tháng/vụ). - Sản lượng tôm mỗi vụ sau khi thu hoạch như sau: + Kích cỡ tôm 70-60 con/kg (trung bình 65 con/kg) với sản lượng khoảng 455,248 tấn/vụ. + Kích cỡ tôm 40-30 con/kg (trung bình 35 con/kg) với sản lượng khoảng 1.141,371 tấn/vụ. - Tổng sản lượng mỗi vụ vào khoảng 1.596,619 tấn/vụ. → Tổng sản lượng trong một năm là 1.596,619 tấn/vụ x 03 vụ = 4.789,856tấn/năm ≈ 4.800 tấn/năm |
- Mật độ thả tôm thẻ 200 - 220 con/m2 (trung bình 210 con/m2). - Thời vụ nuôi tôm trong năm gồm 03 vụ (03-3,5 tháng/vụ). - Sản lượng tôm mỗi vụ sau khi thu hoạch như sau: + Kích cỡ tôm 70-60 con/kg (trung bình 65 con/kg) với sản lượng khoảng 406,786 tấn/vụ. + Kích cỡ tôm 40-30 con/kg (trung bình 35 con/kg) với sản lượng khoảng 1.019,871 tấn/vụ. - Tổng sản lượng mỗi vụ vào khoảng 1.426,657tấn/vụ. → Tổng sản lượng trong một năm là 1.426,657 tấn/vụ x 03 vụ = 4.279,971 tấn/năm ≈ 4.280 tấn/năm |
Công nghệ: nuôi tôm công nghệ cao siêu thâm canh 02 giai đoạn. Sơ đồ quy trình công nghệ nuôi tôm của cơ sở như sau (Hình 1.2):
Thuyết minh quy trình nuôi tôm
Quy trình nuôi tôm gồm 2 giai đoạn: giai đoạn ương khoảng 20 - 25 ngày và giai đoạn nuôi khoảng 60 - 70 ngày. Tổng thời gian nuôi tôm khoảng 80 – 95 ngày. Thời điểm bắt đầu vụ tùy vào điều kiện tự nhiên khu vực và lịch thời vụ nuôi tôm tại địa phương. Quy trình nuôi bao gồm các bước như sau:
Chuẩn bị ao nuôi, ao ương
- Ao ương, ao nuôi và ao xử lý nước cấp đều được lót bạt toàn bộ bờ và đáy ao. Riêng ao ương được che lưới lan chống nắng 100%.
- Tất cả từ ao ương, ao nuôi, ao sẵn sàng đều được cho vệ sinh sạch sẽ: lau sạch rong rêu, bùn thải,… sau đó dùng chlorine sát khuẩn với nồng độ từ 50-100ppm.
Lấy nước và xử lý nước
- Nước nuôi tôm được lấy trực tiếp từ biển (chất lượng nước phù hợp với điều kiện nuôi) thông qua kênh dẫn và hệ thống máy bơm, sau đó bơm vào kênh cấp chính thiết kế nổi chạy dọc khu nuôi.
- Nước từ kênh cấp chính chảy vào kênh cấp nhánh của từng lô thông qua cống đóng - mở sau đó được bơm vào các ao lắng và lưu trữ thời gian 24h thì có thể tiến hành bơm qua ao xử lý.
- Sử dụng Chlorine nồng độ 20-30 ppm (20-30kg/1.000m3 nước) để diệt tạp, diệt khuẩn nước ao lắng vào buổi sáng (khoảng 8h) hoặc buổi chiều (khoảng 16h). Tiếp theo sử dụng thuốc tím để diệt tạp, diệt khuẩn nước. Thuốc tím (KMnO4): 20 - 50 kg/ha, tạt đều khắp ao và sau đó cho chạy quạt liên tục thì 24 - 30 giờ sau đó cho đánh vôi, Dolomite,… để điều chỉnh pH, kiềm,… có thể đưa vào các ao sẵn sàng sau đó cấp cho các ao nuôi và ương.
- Nước thường được bơm ở đầu vụ 1, xử lý vào lưu giữ trong các ao sẵn sàng (hoặc tại ao lắng, ao xử lý) nhằm chủ động cấp nước trong trường hợp bù hao hụt do bốc hơi, siphon đáy hoặc khi có sự cố trong ao.
+ Đối với ao ương: chiều cao mực nước 70cm.
+ Đối với ao nuôi: chiều cao mực nước là 80 - 90cm.
Hình 1.2: Sơ đồ công nghệ nuôi tôm siêu thâm canh 02 giai đoạn tại Khu nuôi tôm công nghiệp
Chọn giống và thả giống
Nhu cầu về con giống:
- Kích cỡ con giống thả nuôi có chiều dài từ chóp chủy tới chóp đuôi là 12-15 mm.
- Con giống phải có chất lượng tốt và phải đảm bảo qua kiểm dịch để loại trừ một số bệnh chủ yếu như đốm trắng, phát sáng, TPD, AHPND/EMS và EHP.
- Quy trình ương 20 - 25 ngày khi tôm đạt kích cỡ 0,25 - 0,5g/con thì tiến hành sang ra ao nuôi.
Kỹ thuật thả con giống:
- Khi vận chuyển và thả tôm giống phải đúng yêu cầu kỹ thuật tránh gây sốc ảnh hưởng tới sức khoẻ của tôm.
- Trước khi thả nuôi phải điều chỉnh độ mặn và nhiệt độ phù hợp với độ mặn và nhiệt độ nước trong ao nuôi.
- Thả tôm giống và tôm sau khi ương đúng theo mật độ nuôi.
- Khi quyết định thả giống thì nước đã xử lý đảm bảo các yếu tố thủy lý, thủy hóa.
- Thả giống vào thời gian mát mẻ. Ngâm bao giống xuống ao, cho nước ao vào từ từ đến đầy bao sau đó mới cho giống ra ngoài.
- Nếu nhiệt độ trong túi và ngoài ao chênh lệch quá 6°C, ngâm bao giống trong nước ao 30 phút, sau đó lặp lại quá trình thả giống như trên.
- Nếu độ mặn trong túi và ngoài ao chênh lệch quá 5‰, cần giảm độ chênh lệch theo nấc thang là 3‰, mỗi nấc thang là 30 phút đến khi độ mặn tương đương thì thả ra ngoài.
- Đối với tôm sau khi gièo thì vận chuyển bằng bồn có sục oxy. Thả tôm tôm lúc trời mát.
Quản lý chăm sóc
- Thức ăn cho tôm là thức ăn công nghiệp có chất lượng cao, ngày cho ăn từ 4 - 5 lần. Trong quá trình cho ăn và chăm sóc bộ phận kỹ thuật sẽ theo dõi thức ăn thừa hay thiếu để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.
- Kèm theo thức ăn hàng ngày sẽ bổ sung thêm các loại thuốc bổ như: Vitamin, Men kích thích tiêu hoá và khoáng chất cần thiết cho tôm. Ngoài ra một số hoá chất cũng được sử dụng để cải thiện môi trường nước trong ao nuôì như: Vôi, Dolomite, chế phẩm sinh học AS5 hoặc các chế phẩm sinh học khác có đặc tính tương tự,…
- Trong quá trình nuôi nếu kiểm tra thấy chất lượng nước không đảm bảo thì sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý nền đáy ao.
- Nếu xuất hiện dịch bệnh hay có những sự cố bất thường phải có biện pháp xử lý ngay hoặc báo cáo với cơ quan có chức năng gần nhất để xử lý kịp thời.
- Siphon đáy: Theo thông tin thực tế hoạt động nuôi tôm tại Khu nuôi tôm công nghiệp .. cung cấp, từ ngày tuổi thứ 55 đến cuối vụ nuôi, siphon đáy tại các ao nuôi với tần suất 5-7 ngày/lần (có 10 lần siphon trong 01 vụ), thời gian mỗi lần khoảng 10 phút để bơm nước bẩn (gồm nước thải và bùn khoảng 1,5% lượng nước trong ao/lần siphon, như vậy trong 01 vụ, lượng nước hao hụt do siphon đáy là 15%) và phần nước lắng cặn ở cuối vụ nuôi khoảng 10% về ao chứa bùn bằng máy bơm đặt trong kênh xả nhánh.
Thu hoạch, tiêu thụ
Thu hoạch là khâu cuối cùng của chu kỳ sản xuất. Thời gian thu hoạch phụ thuộc vào kích cỡ tôm, mức độ đồng đều và giá cả thị trường. Thông thường bắt đầu thu hoạch sau 2,5- 3 tháng nuôi, thường thu vào thời kỳ sau khi tôm lột xác mạnh khoảng 5 - 7 ngày, tránh thu hoạch khi vỏ tôm mềm, tránh những ngày mưa. Tiến hành thu hoạch tôm theo 2 cách:
- Thu tỉa bằng lưới vây: tiến hành thu tỉa khi tôm sinh khối trong ao lớn làm biến đổi môi trường ao nuôi.
- Thu hết ao bằng lưới cào điện: rút bớt nước xuống còn 60 - 70 cm, dùng lưới cào điện đánh bắt hầu hết lượng tôm trong ao và vét cạn thu số tôm còn lại. Cách thu này khá phổ biến trong các mô hình nuôi.
Lịch sản xuất vụ nuôi theo tháng trong năm:
Mỗi năm Khu nuôi tôm công nghiệp ... sản xuất 3 vụ, mỗi vụ kéo dài từ 3-3,5 tháng:
- Vụ 1: từ tháng 1-4, đây là vụ sản xuất chính trong năm. Nước cấp từ biển vào ao nuôi trong vụ 1 sau khi nuôi xong được tái sử dụng để nuôi các vụ sau.
- Vụ 2: từ tháng 5-8. Sử dụng khoảng 90% lượng nước của vụ 1 để nuôi.
- Vụ 3: từ tháng 9-12. Sử dụng 90% lượng nước của vụ 2 để nuôi. Khi kết thúc vụ 3 hằng năm sẽ cho xả nước thải ra môi trường sau khi đã xử lý.
Sản phẩm cuối cùng của cơ sở là tôm chân trắng (Penaeus vanamei) thương phẩm và tôm được nuôi theo tiêu chuẩn SQF 1.000CM (Safe Quality Food – thực phẩm an toàn, chất lượng) và Global GAP (GAP – Good Agricultural Practices).
- Nguồn điện: Hệ thống điện được cấp từ lưới điện trung thế 22/0,4kV tuyến 480/109 của điện lực huyện Kiên Lương đến phạm vi khu đất cơ sở của Công ty Cổ phần ..., rẽ 5 nhánh vào khu nuôi tôm, chiều dài các nhánh rẽ trung thế trung bình khoảng 1,6km. Từ các nhánh rẽ qua trạm biến áp 560kVA 03 pha 380V vào các khu nuôi đấu nối vào các tủ điện tổng tại các nhà trạm để vận hành hệ thống hạ thế. Từ các nhánh rẽ hạ thế sẽ xuống các tủ phân phối chia tải cho các phụ tải.
- Nguồn nước:
+ Nước sinh hoạt (tắm, giặt,…) cấp cho CBCNV được lấy từ nguồn nước thủy cục cấp vào cơ sở bằng đường ống nhựa PVC. Tổng lượng nước cấp cho công nhân viên là: 80 (lít/người/ngày) * 200 người = 16.000 lít/ngày = 16 m3/ngày ≈ 5.840 m3/năm (theo TCVN 13606:2023 - Tiêu chuẩn Việt Nam cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình yêu cầu thiết kế - Tiêu chuẩn nước cấp đô thị loại V từ 60 -120L/người.ngày).
Tổng lượng nước cấp cho công nhân viên giai đoạn xin cấp phép là: 80(lít/người/ngày) *165 người = 13.200 lít/ngày = 13,2 m3/ngày ≈ 4.818 m3/năm.
Nguồn nước phục vụ hoạt động sinh hoạt của công nhân viên được lấy từ nước mưa dự trữ trong ao chứa nước tại các lô 7, 8, 9, 11 và lô 14 có tổng diện tích 77.000m2 (có lót bạt) và nước được bơm về các bồn composite 2m3 tại các khu vực để phục vụ cho hoạt động sinh hoạt của công nhân. Đối với nước ăn uống của công nhân viên tại cơ sở được mua từ các cơ sở cung cấp nước trên địa bàn vận chuyển đến cơ sở bằng đường bộ bằng các bình nhựa 20L.
Ngoài ra, trong quá trình hoạt động của dự án còn sử dụng nước cho việc tưới cây, PCCC,... trong những ngày nắng nóng khoảng 2m3 và 10m3/ngày để pha hoá chất khử trùng, vi sinh,...
+ Nguồn nước cấp cho hoạt động nuôi tôm được Công ty lấy từ biển vào thông qua trạm bơm và đường kênh dẫn băng qua Quốc lộ 80 đi vào các kênh cấp chính của khu nuôi và cấp vào ao lắng thông qua các kênh cấp nhánh, tiếp tục nước được đưa qua ao xử lý và sau đó là đưa vào các ao sẵn sàng để lưu trữ và sử dụng cho quá trình nuôi tôm.
Phương thức khai thác, sử dụng: Nước biển được khai thác qua kênh dẫn vào khu nuôi, công trình lấy nước đường cống ly tâm đúc sẵn, đặt âm qua Quốc lộ 80, đáy cống đặt ở độ sâu 4,2 m. Cửa lấy nước từ mép Quốc lộ về phía biển ra 700 m, rộng 12 m, sâu 5m, hai bên bờ và đáy kênh được gia cố bằng đá hộc. Trạm bơm gồm 03 máy bơm có công suất 2.500 m3/giờ/máy. Theo Giấy phép số 204/GP-UBND ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang cấp phép khai thác, sử dụng nước biển, thời hạn 10 năm với lưu lượng khai thác 66.000 m3/ngày.đêm vào tháng 01, tháng 02 và tháng 3 hàng năm với toạ độ vị trí khai thác nước như sau:
Bảng 1.3: Tọa độ các điểm lấy nước biển nuôi tôm
STT |
Vị trí lấy nước |
Toạ độ |
1 |
Vị trí cửa lấy nước |
X: 1138140; Y: 505561 |
2 |
Vị trí trạm bơm |
X: 1138514; Y: 505661 |
Ghi chú: Theo hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 104o30’, múi chiếu 3o.
Như vậy, tổng lượng nước sử dụng cho khu nuôi, như sau:
Bảng 1.4: Bảng thống kê lượng nước tại khu nuôi
|
Tổng lượng nước khi hoạt động tổng thể |
Tổng lượng nước trong giai đoạn đề nghị cấp phép môi trường |
||||||||
TT |
Đối tượng dùng nước |
TC dùng nước |
Quy mô (m2) |
Nước cấp (m3) |
Nước tuần hoàn, bốc hơi (m3) |
Nước thải (m3) |
Quy mô (m2) |
Nước cấp (m3) |
Nước tuần hoàn, bốc hơi (m3) |
Nước thải (m3) |
I |
Vụ 1 |
|||||||||
1 |
Nước cấp cho ao nuôi |
Độ sâu mực nước 0,9m |
469.700 |
422.730 |
|
|
419.700 |
377.730 |
|
|
2 |
Nước cấp cho ao ương |
Độ sâu mực nước 0,7m |
31.000 |
21.700 |
|
|
31.000 |
21.700 |
|
|
3 |
Tổng lượng nước cấp cho ao nuôi, ao ương (Q1) |
|
|
444.430 |
|
|
|
399.430 |
|
|
4 |
Nước hao hụt/bổ sung do siphon đáy |
15%*Q1 |
- |
66.664,5 |
|
66.664,5 |
|
59.914,5 |
|
59.914,5 |
5 |
Nước hao hụt/bổ sung do bốc hơi nước |
10%*Q1 |
- |
44.443,0 |
44.443,0 |
|
|
39.943 |
39.943 |
|
6 |
Nước hao hụt do lắng cặn cuối vụ 1 |
10%*Q1 |
- |
|
|
44.443,0 |
|
|
|
39.943 |
II |
Vụ 2 |
|||||||||
1 |
Nước tuần hoàn từ vụ 1 |
90%*Q1 |
- |
|
399.987,0 |
|
|
|
359.487 |
|
|
Tổng lượng nước khi hoạt động tổng thể |
Tổng lượng nước trong giai đoạn đề nghị cấp phép môi trường |
||||||||
TT |
Đối tượng dùng nước |
TC dùng nước |
Quy mô (m2) |
Nước cấp (m3) |
Nước tuần hoàn, bốc hơi (m3) |
Nước thải (m3) |
Quy mô (m2) |
Nước cấp (m3) |
Nước tuần hoàn, bốc hơi (m3) |
Nước thải (m3) |
2 |
Nước cấp bù lượng hao hụt cuối vụ 1 |
10%*Q1 |
- |
44.443,0 |
|
|
|
39.943 |
|
|
3 |
Nước hao hụt/bổ sung do bốc hơi nước |
10%*Q1 |
- |
44.443,0 |
44.443,0 |
|
|
39.943 |
39.943 |
|
4 |
Nước hao hụt/bổ sung do siphon đáy |
15%*Q1 |
- |
66.664,5 |
|
66.664,5 |
|
59.914,5 |
|
59.914,5 |
5 |
Nước hao hụt do lắng cặn cuối vụ 2 |
10%*Q1 |
- |
|
|
44.443,0 |
|
|
|
39.943 |
III |
Vụ 3 |
|||||||||
1 |
Nước tuần hoàn từ vụ 2 |
90%*Q1 |
- |
|
399.987,0 |
|
|
|
359.487 |
|
2 |
Nước cấp bù lượng hao hụt cuối vụ 2 |
10%*Q1 |
- |
44.443,0 |
|
|
|
39.943 |
|
|
3 |
Nước hao hụt/bổ sung do bốc hơi nước |
10%*Q1 |
- |
44.443,0 |
44.443,0 |
|
|
39.943 |
39.943 |
|
4 |
Nước hao hụt/bổ sung do siphon đáy |
15%*Q1 |
- |
66.664,5 |
|
66.664,5 |
|
59.914,5 |
|
59.914,5 |
5 |
Nước thải cuối vụ 3 |
100%*Q1 |
- |
|
|
444.430,0 |
|
|
|
399.430 |
Tổng lượng nước nuôi tôm (năm) (a) |
|
|
866.638,5 |
|
733.309,5 |
|
778.888,5 |
|
659.059.5 |
|
Tổng lượng nước khi hoạt động tổng thể |
Tổng lượng nước trong giai đoạn đề nghị cấp phép môi trường |
||||||||
TT |
Đối tượng dùng nước |
TC dùng nước |
Quy mô (m2) |
Nước cấp (m3) |
Nước tuần hoàn, bốc hơi (m3) |
Nước thải (m3) |
Quy mô (m2) |
Nước cấp (m3) |
Nước tuần hoàn, bốc hơi (m3) |
Nước thải (m3) |
Tổng lượng nước sinh hoạt (năm) (b) |
|
|
5.840 |
|
4.672 |
|
4.818 |
|
3.854,4 |
|
Tổng lượng nước tưới cây và dùng pha hoá chất khử trùng (năm) (c) |
|
|
4.380 |
|
- |
|
4.380 |
|
|
|
Tổng lượng nước của toàn khu nuôi (năm) |
(a) + (b) + (c) |
|
876.858,5 |
|
737.981,5 |
|
788.086,5 |
|
662.913,9 |
|
Lưu lượng (ngày.đêm) |
|
|
|
|
8.199,79 |
|
|
|
7.365,71 |
Ghi chú:
- Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh bằng 80% lượng nước cấp theo mục 2.11.1 tại Quy chuẩn QCVN 01:2021/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng.
- Tổng lượng nước thải nuôi tôm cùng nước thải sinh hoạt sau xử lý sẽ được xả ra kênh Cây Me vào 03 tháng cuối năm (từ tháng 10 đến tháng 12, tương đương 90 ngày).
Vì vậy:
- Tổng nhu cầu sử dụng nước khi cơ sở hoạt động tổng thể là 876.858,5m3/năm. Trong giai đoạn đề nghị cấp phép môi trường tổng nhu cầu sử dụng nước của cơ sở là 788.086,5m3/năm.
- Tổng lượng nước thải sau xử lý khi cơ sở hoạt động tổng thể là 737.981,5m3/năm. Trong giai đoạn đề nghị cấp phép môi trường tổng lượng nước thải sau xử lý của cơ sở là 662.913,9m3/năm.
- Hóa chất sử dụng:
Định mức sử dụng nguyên, vật liệu, hoá chất,… trong quá trình sản xuất được thực hiện trong bảng sau:
STT |
Tên nguyên, vật liệu, hoá chất |
Định mức sử dụng (kg/ha/vụ) |
Giai đoạn hoạt động tổng thể |
Giai đoạn đề nghị cấp phép môi trường |
Mục đích sử dụng |
Khối lượng cho 50,07ha |
Khối lượng cho 45,07ha |
||||
|
|
|
|
|
NH4 +), H2S, NO2, .., các chất độc trong ao nuôi, tham gia đảo nước và cung cấp oxy. |
5 |
Chế phẩm vi sinh |
30 |
4.506 (kg/năm) |
4.056 (kg/năm) |
Ức chế sự phát triển của vi khuẩn kỵ khí, giảm mùi hôi. |
6 |
Chlorine (Ca(OCl)2) 70% |
200 |
30.042 (kg/năm) |
27.042 (kg/năm) |
Diệt khuẩn, tảo, phiêu sinh động vật. |
7 |
Thuốc tím |
- |
20.800 (kg/năm) |
19.000 (kg/năm) |
Thuốc tím được dùng để khử khùng các phương tiện lưu thông vào ra khu vực nuôi thông qua các mương chứa. |
8 |
Mật rỉ đường |
30 |
4.506 (kg/năm) |
4.056 (kg/năm) |
Là nguồn thức ăn cho các vi khuẩn dị dưỡng là sử dụng carbon và nitơ để tổng hợp protein, nhằm loại bỏ các chất độc trong ao nuôi |
9 |
Khoáng: KCl, MgCl2, khoáng hỗn hợp ... |
0,02kg/kg thức ăn |
115.200 (kg/năm) |
102.720 (kg/năm) |
Các khoáng chất đa lượng, vi lượng cần thiết cho sự phát triển của tôm nuôi. |
10 |
Chế phẩm sinh học AS5 hoặc các chế phẩm sinh |
|
4.649,28 (lít/năm) |
4.176,36 (lít/năm) |
Bao gồm vi khuẩn Lactobacillus lactis 1x108CFU, Lactobacillus |
STT |
Tên nguyên, vật liệu, hoá chất |
Định mức sử dụng (kg/ha/vụ) |
Giai đoạn hoạt động tổng thể |
Giai đoạn đề nghị cấp phép môi trường |
Mục đích sử dụng |
Khối lượng cho 50,07ha |
Khối lượng cho 45,07ha |
||||
|
học khác có đặc tính tương tự |
|
|
|
plantarum 1x108CFU và Lactobacillus bulgaricus 1x108CFU. Định kỳ sử dụng với liều lượng 01 lít/5.000m3 nước nuôi và nước thải; xử lý trong 15 ngày sử dụng lặp lại 1 lần. |
III |
Vật liệu khác |
|
|
|
|
1 |
Bạt HPDE |
- |
4.762.300 m2 |
4.027.100 m2 |
Tần suất thay mới 10 năm/lần |
2 |
Lưới lan bằng nhựa |
- |
31.000 m2 |
31.000 m2 |
Tần suất thay mới 04 năm/lần |
- Cơ sở Khu nuôi tôm công nghiệp đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) theo Quyết định số 1578/QĐ-UBND của UBND tỉnh Kiên Giang ngày 01/7/2009 về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Nuôi tôm công nghiệp" tại xã Dương Hòa, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. Cơ sở đã được dựng vào năm 2010 và chính thức đi vào hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng theo mô hình thâm canh một giai đoạn từ năm 2014 cho đến năm 2020.
- Đến năm 2020, Công ty đã thay đổi mô hình nuôi tôm thẻ từ mô hình thâm canh một giai đoạn sang công nghệ siêu thâm canh 02 giai đoạn (giai đoạn ương và giai đoạn nuôi thương phẩm) hiệu quả cao hơn cách nuôi thâm canh truyền thống (con giống mua về được thẳng xuống ao nuôi), không chỉ giúp làm tăng sản lượng tôm thẻ trong một vụ mà người nuôi còn chủ động tạo được môi trường sạch, nhờ đó tôm khỏe, phát triển nhanh, ít dịch bệnh, tỷ lệ sống cao và đã được UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt Báo cáo ĐTM với Quyết định số 2572/QĐ-UBND ngày 06/11/2020 và đầu tư xây dựng các hạng mục công trình theo Báo cáo đã được phê duyệt với tổng 12 lô.
- Tính đến thời điểm hiện Công ty đã thực hiện đến giai đoạn thi công xây dựng từ tháng 1/2024 đến tháng 12/2024 xây dựng hoàn chỉnh các hạng mục công trình theo trong báo cáo ĐTM bao gồm: kênh cấp, hệ thống ao xử lý nước (nước cấp và nước thải), ao nuôi, kênh thoát và ao chứa bùn; các ao được thiết kế lót bạt bờ và bạt đáy tại lô 1 đến lô 4, lô 6, lô 7.
- Hiện tại Công ty có thay đổi cục bộ diện tích và hệ thống các ao chức năng tại lô 5, lô 8 đến lô 12 (theo Báo cáo ĐTM đã được phê duyệt); trong đó: lô 10 và lô 11 được phân thành 04 lô riêng biệt thành các lô 10, 11, 12, 13 và lô 12 theo Báo cáo ĐTM được điều chỉnh thành lô 14.
- Trong giai đoạn xin cấp phép môi trường, Công ty sẽ tiến hành thi công xây dựng lô 14 với tiến độ thực hiện dự kiến tháng 3/2026 hoàn thành mặt bằng. Khoảng tháng 5- 6/2026 có thể sử dụng nuôi tôm.
- Riêng đối với hệ thống kênh nhánh thoát nước thải hiện tại được thi công đầm chặt đáy, tránh gây ảnh hưởng môi trường đến môi trường đất trong khu nuôi. Chủ cơ sở cam kết sẽ thực hiện lót bạt đáy, bạt bờ chống thấm nước thải (vật liệu HDPE, dày 0,5m) từ tháng 6/2025 đến hết tháng 12/2026 và xử lý nước thải nhằm giảm tối đa nồng độ chất ô nhiễm trước khi bơm qua ao chứa lắng bùn để tiếp tục xử lý theo quy trình đã phê duyệt.
Công ty không thay đổi quy trình công nghệ nuôi tôm và quy trình xử lý nước thải nuôi tôm đã được phê duyệt theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường.
>>> XEM THÊM: Dự án Khu du lịch sinh thái dưới tán rừng kết hợp trồng rừng và chăm sóc bảo vệ rừng
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: (028 22 142 126 - 0903 649 782
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn
Website: www.minhphuongcorp.com: www.khoanngam.com; www.lapduan.com;
Gửi bình luận của bạn